Quay trở lại ở Tập 5, "1 Tách Codefee" tiếp tục chuyến hành trình khám phá "IT trong muôn nghề" với lĩnh vực Lập trình di động (Mobile Development) đầy màu sắc cùng với Host Hiếu PC và khách mời Trần Hoài Nam.

Từ việc xây dựng nên bộ khung vững chắc cho các ứng dụng di động, cho đến tô điểm cho màn hình cảm ứng bằng giao diện trực quan và đẹp mắt, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của người Mobile Developer.  Tất tần tật mọi ngóc ngách phía bên kia màn hình cảm ứng sẽ được bóc tách bởi khách mời: anh Trần Hoài Nam - Android Developer Leader tại DevBlock cùng sự dẫn dắt của Host Hiếu PC.

Hãy cùng VietnamWorks inTECH điểm qua những chia sẻ thú vị trong Tập 5: “KHI NÀO MOBILE APP HẾT THỜI?

1. Thời đại bùng nổ của AI và IoT thì không lý gì Mobile Developer lại hết thời được

Theo anh Nam, nếu nhìn nhận ở tương lai gần thì Mobile Dev chắc chắn sẽ không hết thời. Hiện tại ngày càng có nhiều công nghệ mới phát triển, đơn cử là các ứng dụng AR rồi trợ lý ảo AI,... rồi sắp tới đây có khi là một thiết bị thông minh nào đó đọc được suy nghĩ, hoặc track mắt mình để thực hiện các tác vụ mà không cần chúng ta lấy tay cầm điện thoại lướt. Thay vì lo lắng bị đào thải thì hãy nghĩ đơn giản chúng sẽ là chân trời mới để Mobile Dev khai thác, là cơ hội để chúng ta update, phát triển bản thân.

Mặt khác, lĩnh vực Mobile Dev rất rộng: không làm được app thì có thể chuyển sang mảng game hay thậm chí thử thách bản thân với những công nghệ mới như kính Apple Vision Pro chẳng hạn. Do đó, cơ hội việc làm dành cho các Mobile Dev sẽ không thiếu đâu, chỉ sợ chúng ta chưa đủ giỏi, chưa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

1 Tách Codefee mùa 2 tập 5: Mobile Developer

2. Một Mobile Dev giỏi là một Dev luôn biết self-test kỹ càng sau khi code xong

Một Dev giỏi thường sẽ nghĩ ra nhiều test case để tự test code của mình trước để tránh lãng phí thời gian khi giao cho Tester hoặc khách hàng. Thông thường, Dev chỉ cần self test những happy case thường gặp như: nhập email trống vô thì sao? nhập dấu space không thì sao? sai format như thế nào?,...chứ không nhất thiết phải cover nhiều case như QC.

Tuy nhiên, thực tế, anh Nam chia sẻ bản thân đã từng gặp phải những bạn có tư duy code cho xong rồi đưa thẳng cho khách tự test xem lỗi ở đâu thì fix ở đó. Điều này rất tốn thời gian để feedback qua lại, chưa kể trong trường hợp khách hàng nước ngoài ngược múi giờ với mình thì  tasks lại càng có nguy cơ bị trì hoãn.

3. Bác học không có nghĩa là ngừng học

Leader thường sẽ là người có nhiều kinh nghiệm hơn so với những bạn khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cái gì leader cũng đều biết. Chính vì thế, nếu bạn đang là leader thì hãy mở lòng ra lắng nghe team member chia sẻ. Các bạn trẻ hiện nay rất nhạy bén, nhanh nhẹn với mindset, quan điểm hiện đại nên biết đâu họ sẽ có những thông tin giúp bạn giải quyết vấn đề đang gặp phải.

4. Đã là leader mà cái gì mình cũng giành làm thì thôi deal xuống làm lính cho nhanh

Một vài bạn leader mới, chưa có nhiều kinh nghiệm thường có xu hướng ôm đồm công việc. "Như hồi mình mới bắt đầu làm leader, member trong team khá là trẻ, đa phần mới ra trường cho nên nhiều tasks mình thấy rất là dễ nhưng các bạn lại cảm thấy khó, thành ra mình hay kiểu: "Không ấy giờ mình làm luôn ta?" Điều này sẽ khiến các bạn ấy lại dần dà trở nên phụ thuộc vào mình, không thể tự phát triển được.

Do đó, cách tốt nhất là mình sẽ chỉ dẫn, định hướng trước rồi để cho các bạn tự bơi cho đến khi bơi không được thì mình sẽ quăng phao ra cứu. Khi làm như vậy, các bạn sẽ có cơ hội được cọ xát nhiều hơn chứ nếu mình "gánh" hết rồi thì mấy bạn biết làm gì, chưa kể khi lên leader, chúng ta cũng không có nhiều thời gian dành cho những việc thiên về execute như vậy." - khách mời Hoài Nam nhận định.

5. Các doanh nghiệp lớn thường sẽ ưu tiên chọn Native vì chúng cho ra performance tốt hơn

Native được viết bởi ngôn ngữ riêng, chuyên cho platform đó, VD: Ngôn ngữ Native của Android là Java hoặc Kotlin, trong khi iOS sẽ là Objective-C hoặc Swift.

  • Ưu điểm: tốt hơn về mặt Performance
  • Nhược điểm: tốn nhân sự và thời gian nếu muốn triển khai trên nhiều platform

Crossplatform chỉ cần code 1 ngôn ngữ thì framework của ngôn ngữ đó sẽ tạo ra được app cho cả Android và iOS

  • Ưu điểm: thời gian phát triển ngắn hơn, dễ tiếp cận cho Web Developers
  • Nhược điểm: hiệu suất kém hơn Native

Có thể thấy, việc lựa chọn giữa Native hay Cross-platform phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: ngân sách, thời gian, yêu cầu kỹ thuật và mục tiêu kinh doanh của từng tổ chức. Nếu bạn cần một ứng dụng có hiệu suất cao và trải nghiệm người dùng tốt nhất thì nên ưu tên Native. Tuy nhiên, nếu bạn là start-up muốn phát triển nhanh hoặc launching nhanh sản phẩm để có thể thu hồi vốn nhanh, với chi phí đầu vào ít thì có thể cân nhắc sử dụng Cross-platform.

6. Mặc dù "sinh sau đẻ muộn" nhưng Flutter hứa hẹn sẽ vô cùng phát triển trong tương lai

Flutter là framework được phát triển bởi Google, có hiệu suất khá tốt vì nó build ra code native luôn. Tuy nhiên, Flutter có nhược điểm là nó sử dụng ngôn ngữ Dart khá mới nên cần thời gian để học. Mặt khác, do sinh sau đẻ muộn nên cộng đồng Flutter không lớn mạnh bằng React Native nhưng bù lại được hỗ trợ mạnh mẽ từ Google.

Theo đó, Flutter sẽ phù hợp với các Dev quan tâm đến hiệu suất, muốn đầu tư thời gian và công sức để trải nghiệm ngôn ngữ mới.

Xem trọn bộ "1 Tách Codefee" TẠI ĐÂY.

VietnamWorks inTECH

TẠO TÀI KHOẢN MỚI: XEM FULL “1 TÁCH CODEFEE” - NHẬN SLOT TƯ VẤN CV TỪ CHUYÊN GIA - CƠ HỘI RINH VỀ VOUCHER 200K