Theo bảng khảo sát 2023 Developer Survey vừa tung gần đây của Stack Overflow thì Front-end Developer là vị trí công việc phổ biến nhất hiện nay chỉ sau Full-stack và Back-end. Nhưng con đường trở thành một Front-end thành công không chỉ dừng lại ở việc chỉ code và code mà còn còn cần ở nhiều yếu tố khác nữa. Vậy những điều gì sẽ khiến con đường thành công của các dev newbie chậm hơn là gì? Cùng nghe anh Phạm Đăng Khang - Senior Front-end Developer với hơn 9 năm kinh nghiệm chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

1. Không vững kiến thức nền

Điều đầu tiên và vô cùng quan trọng mà các bạn newbie hay mắc phải là chưa nắm vững kiến thức nền tảng. Do việc học đốt cháy giai đoạn để đáp ứng nhu cầu của thị trường, cộng với việc duy trì thói quen sử dụng quá nhiều thư viện sẵn có, khiến cho các bạn cảm thấy khó khăn khi gặp một vấn đề phát sinh mà thư viện đó không hỗ trợ. Và vấn đề đó lại nằm ở kiến thức nền tảng.

Về lâu về dài các bạn sẽ thiếu đi sự tư duy và khả năng giải quyết vấn đề. 

Thông qua các project bạn đang làm, bạn cũng có thể củng cố lại nền tảng kiến thức của mình tại 1 số nguồn uy tín và phổ biến sau đây:

“Bạn có thể làm rất tốt ở 1 thời điểm nhưng kiến thức nền tảng sẽ dẫn dắt bạn vượt qua mọi cơn bão và đi xa hơn nữa.” 

2. Rào cản ngoại ngữ 

Ngoại ngữ không chỉ là kỹ năng mà còn là công cụ giao tiếp quan trọng đối với lập trình viên, mà phổ biến nhất vẫn là tiếng Anh. Bởi vì các bạn không chỉ dùng để giao tiếp với các đối tác, với cộng đồng lập trình viên trên toàn thế giới mà các tài liệu về chuyên ngành đến 99% là tiếng Anh.

Anh Khang cũng cho hay, cùng một vị trí công việc nhưng chỉ cần biết tiếng Anh thì mức lương của bạn cũng khác đi rất nhiều.

Không những thế thị trường lao động ngành IT trên thế giới vẫn còn thiếu hụt nhân sự chất lượng cao và Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ mà các doanh nghiệp tìm đến. 

Vì thế ngoại ngữ còn chính là công cụ giúp bạn mở rộng hơn cơ hội nghề nghiệp của mình.

Một vài cách cải thiện ngoại ngữ mà bạn có thể tham khảo:

  • Tập cho mình thói quen phản xạ với tiếng Anh: hãy nghe tiếng Anh mọi lúc mọi nơi khi bạn có thể để luyện phản xạ nghe tốt, bạn có thể bắt đầu bằng cách nghe nhạc hay những mẫu đối thoại ngắn trong các bộ phim ,…

  • Vừa chơi mạng xã hội nhưng cũng có thể cải thiện vốn tiếng anh 1 cách ít nhàm chán hơn: nếu bạn chỉ lướt Tiktok hay Instagram một cách phí thời gian thì bạn hãy follow những tài khoản chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ, phương pháp mà họ truyền đạt cho bạn cũng dễ tiếp thu hơn học sách vở, tài liệu thông thường.

  • Chuyển đổi cài đặt trên các thiết bị, ứng dụng công nghệ: Bạn cũng có thể chuyển tất cả cài đặt ngôn ngữ trên điện thoại, máy tính bảng hoặc email của mình sang tiếng Anh. Đây là một mẹo nhỏ giúp bạn có thể quen với việc đọc tiếng Anh mỗi ngày.

Ngoài vài cách trên, bạn nên dành thời gian ít nhất 30’ để trau dồi tiếng Anh. Bạn có thể tham khảo bài viết “9 website giúp Developer tự học tiếng Anh hiệu quả tại nhà Phần 1Phần 2” để bỏ túi cho mình những trang web giúp bạn cải thiện kỹ năng tiếng Anh hơn nhé!

3. Phức tạp hóa vấn đề

Với kinh nghiệm làm việc cũng như tiếp xúc với các bạn newbie, anh Khang nhận thấy nhiều bạn do kinh nghiệm làm việc còn khá ít nên khi code các bạn chỉ làm sao để chức năng chạy được, đồng nghĩa với việc chưa quan tâm tới chất lượng những dòng code của chính mình,  tuy nhiên cũng có những bạn viết code rất ngắn gọn và trông thật chuyên nghiệp nhưng người khác nhìn vào sẽ không hiểu được những đoạn code bạn dùng để làm gì dẫn đến việc khó maintain, chỉnh sửa và đi kèm những dòng code dư thừa.

Các bạn fresher luôn mắc một sai lầm rằng là các bạn suy nghĩ quá phức tạp cho một vấn đề, mặc dù vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng bằng 1 suy nghĩ đơn giản ngay từ đầu. 

1 điểm khác lớn nữa ở 1 người senior là họ luôn đưa những vấn đề phức tạp về đơn giản nhất để người khác nhìn vào có thể hiểu vấn đề và giúp tiết kiệm thời gian trong việc bảo trì, update hay mở rộng cho vấn đề đó.

Hãy thay đổi suy nghĩ và tư duy trong việc viết code, hoặc bạn có tham khảo vài tips giúp Dev viết code "sạch" hơn tại đây.

4. Thiếu kỹ năng giao tiếp

Theo anh Khang, các bạn fresher thường hay ngại giao tiếp. Đây là một thói quen không hề tốt, dần dần các bạn sẽ mất đi khả năng diễn gỉai, cũng như khả năng đàm phán với các team khác trong nội bộ, với khách hàng, với cấp trên giúp cho công việc của bạn cũng như của team vận hành được mượt mà hơn.

Một trong những nguyên nhân gây ra việc này là do tự ti, các bạn cho rằng vì mình là fresher nên khi đi giao tiếp với các team khác người ta sẽ không coi trọng lời nói của mình và đó là một quan niệm sai lầm. 

Để cải thiện kỹ năng này, các bạn hãy mạnh dạn nêu lên quan điểm cá nhân của mình trong 1 cuộc họp, trong 1 buổi thảo luận nhóm, hay trong những phản hồi về những thắc mắc của đồng nghiệp.

Hãy tập tham gia vào những buổi sharing, những sự kiện mà bạn có cơ hội nói chuyện trước đông người.

Kỹ năng giao tiếp tốt không chỉ giúp bạn tự tin hơn trong việc thể hiện, bảo vệ quan điểm mà là cơ hội giúp bạn thuyết phục được khách hàng của bạn cũng cao hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm một vài cách khác để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình tại đây.

5. Kỹ năng sắp xếp công việc chưa hiệu quả

Điều cuối cùng khiến các bạn khó thăng hạng nhanh trong sự nghiệp đó là các bạn chưa biết cách sắp xếp công việc hợp lý, hậu quả của việc này là các bạn sẽ hình thành nên thói quen xấu là trì hoãn công việc, hơn thế nữa là ảnh hưởng đến cả tập thể, làm chậm tiến độ của cả team.

Khi biết cách sắp xếp công việc, các bạn sẽ nâng cao hiệu suất công việc hơn, tránh chán nản trước cả núi công việc và dễ dàng đối phó với những vấn đề phát sinh

Anh Khang chia sẻ để cải thiện kỹ năng này các bạn nên đánh giá vấn đề mức độ ưu tiên công việc từ mức độ khó, deadline rồi mới đến độ ưu tiên để sắp xếp lại công việc của mình một cách hợp lý hơn.

Lời khuyên cuối cùng mà Khang đưa ra là đừng nghĩ làm Front-end Developer thì chỉ có code, mà hãy luôn cố gắng tập trung trau dồi cho mình những kỹ năng khác, rèn luyện cải thiện những thứ mà mình còn thiếu trong quá trình làm việc, con đường thăng tiến của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Hy vọng với những chia sẻ của anh Khang và VietnamWorks inTECH trên đây đã phần nào giúp các bạn tham khảo rút ra được những bài học cho riêng mình để  sớm cải thiện những kỹ năng mà bản thân còn thiếu và  có thể nhanh chóng thành công hơn trên con đường sự nghiệp.

Thông tin về anh Phạm Đăng Khang:

Trước khi trở thành một Front-end như hiện tại thì anh Khang đã có 2 năm trải nghiệm ở vị trí Graphic Design và UX/UI. Tuy nhiên, cảm thấy bản thân không phù hợp và dần nhận ra niềm đam mê gõ code của mình, anh đã bắt đầu lại hành trình sự nghiệp từ con số 0 vào 2014 đến nay. Với nỗ lực không ngừng nghỉ, anh Khang hiện đang đồng hành cùng team Front-end Developer tại Navigos Group Việt Nam - đơn vị sở hữu các thương hiệu tuyển dụng hàng đầu gồm VietnamWorks.com, VietnamWorks inTECH và Navigos Search.  

Với 9 năm kinh nghiệm trong ngành, anh đã trải qua khá nhiều lĩnh vực như game, web marketing, e-commerce, outsourcing... công tác tại công ty trong nước lẫn nước ngoài. Hiện tại, anh vẫn không ngừng trau dồi thêm cho bản thân các kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm để đạt đến ước mơ tiếp theo của mình trong tương lai.

 VietnamWorks inTECH