1. Nguyên nhân gây ra tình trạng giao tiếp kém
Để cải thiện kỹ năng giao tiếp kém, bạn cần tìm ra được nguyên nhân thì mới giải quyết vấn đề. Theo các bậc thầy giao tiếp, có 6 nguyên nhân làm khả năng giao tiếp không tốt, đó là:
Thiếu kiến thức
Nguyên nhân số 1 khiến kỹ năng giao tiếp kém là thiếu kiến thức và sự hiểu biết. Bởi khi không có kiến thức, bạn sẽ không biết phải nói gì với người đối diện. Những người hoạt ngôn có thể kiến thức họ không chuyên sâu nhưng tầm hiểu biết lại rất rộng, Vì khối lượng kiến thức nền tảng lớn nên họ dễ dàng làm chủ cuộc giao tiếp, họ có thể nói đa lĩnh vực, nhiều chủ đề để đưa cuộc giao tiếp phát triển theo nhiều hướng khác nhau.
Thói quen đổ lỗi, phán xét
Đây là một thói quen xấu thường xuất hiện và giết chết mọi cuộc giao tiếp. Có 2 hình thức đổ lỗi là đổ lỗi âm thầm và trực tiếp đổ lỗi. Nếu bạn phán xét người khác, đổ lỗi cho người khác thì chỉ khiến bạn không thể mở lòng, còn nếu bạn trực tiếp đổ lỗi cho người khác sẽ khiến họ bị tổn thương. Cả 2 đều khiến cuộc giao tiếp đi vào ngõ cụt.
Tự ti
Tự ti chính là rào cản lớn nhất trong giao tiếp, khiến con người ta không thể bắt chuyện với nhau. Khi tự ti, bạn sẽ có xu hướng thu mình lại, không giao tiếp với người xung quanh, không thể chia sẻ với mọi người vì sợ họ xì xào đánh giá. Nhưng bạn ơi, nên nhớ rằng mỗi người có một điểm mạnh nhất định. Trong giao tiếp, người ta sẽ không quan tâm bạn là ai, bạn đến từ đâu mà họ chỉ quan tâm đến những gì bạn đang chia sẻ, những gì bạn đang nói có thu hút họ hay không. Vì thế, hãy cố gắng gạt bỏ tự ti của bản thân để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt hơn nhé.
Không tương tác
Không tương tác trong giao tiếp là một trong những hành vi giết chết cuộc trò chuyện. Đây là “triệu chứng” phổ biến mà rất nhiều người đang mắc phải. Nếu bạn chỉ cố gắng nói những gì mình muốn nói và trả lời những câu hỏi của người khác mà không khai thác hay làm phong phú thêm nội dung thì cánh cửa giao tiếp sẽ đóng lại ngay.
Không lắng nghe
Hãy nghĩ đến trường hợp bạn đang chia sẻ mà không một ai lắng nghe bạn nói? Lúc này bạn sẽ cảm thấy thế nào? Một sự thật là đa số chúng ta chỉ được dạy cách nói chuyện khôn khéo mà ít ai học cách lắng nghe. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng giao tiếp kém. Vì thế, mới có sự xuất hiện của hiện tượng cướp lời, cắt ngang hoặc nói thao thao bất tuyệt mà không chú ý đến tâm trạng, thái độ của người nghe.
Truyền tín hiệu kém
Trong một thông điệp được truyền đi thì tỉ lệ lời nói chỉ chiếm 7%, giọng nói chiếm 55%, và cách nói sẽ chiếm đến 38%. Tuy nhiên, khi giao tiếp chúng ta chỉ chú trọng vào lời nói mà bỏ qua giọng nói và cách nói khiến người nghe không hiểu hết được ý muốn mà bạn đang cố gắng truyền tải.
2. Cách giao tiếp cho người rụt rè, ít nói
Khi biết được nguyên nhân gây ra kỹ năng giao tiếp kém, chúng ta sẽ có nhiều cách để cải thiện tình trạng trò chuyện, đặc biệt là những người rụt rè, ít nói.
Cố gắng vượt qua nỗi sợ giao tiếp
Việc rụt rè, ngại giao tiếp sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của bạn. Vì thế, bạn cần phải dẹp bỏ nỗi sợ hãi tâm lý trên. Hãy nhớ rằng, con người không ai hoàn hảo cả, có thể chính điểm bạn đang tự ti ở bản thân mình chính là điều mà người khác đang yêu thích khám phá. Vì thế, hãy mạnh dạn mở rộng các mối quan hệ, những thiếu sót sẽ được khắc phục và bạn sẽ vượt qua được nỗi sợ giao tiếp.
Tập cách mở đầu câu chuyện
Nỗi sợ hãi giao tiếp khiến bạn không biết nên bắt đầu câu chuyện từ đâu khi đứng trước người khác. Cách giao tiếp cho người rụt rè, ít nói là hãy bắt đầu gợi chuyện, không cần quá cao siêu hay thể hiện sự thông minh, bạn hãy bắt đầu bằng câu chuyện phiếm vui vẻ, lời hỏi thăm đi cùng với nụ cười thân thiện. Lúc đó họ sẽ vui vẻ để cùng bạn bắt đầu câu chuyện.
Thái độ chân thành
Chính thái độ chân thành sẽ bù đắp cho sự trầm lặng, ít nói của bạn. Dù bạn ít nói nhưng chính các từ ngữ mộc mạc, giản dị, dễ nghe, chân thực nhất cùng thái độ chân thành sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt người khác.
Tiếp nhận và đáp lại lời khen
Khiêm tốn là một điều tốt nhưng quá khiêm tốn lại khiến bạn bị giảm đi sức hút. Nhiều bạn đang gặp phải tình trạng “Không biết tiếp nhận lời khen”, thích được khen nhưng khi được khen lại không biết đáp lại thế nào.
Tuy nhiên, bạn cần nhận thức được đâu là lời khen chân thành, đâu là lời khen nịnh nọt, dối trá. Nếu nhận được lời khen chân thành, hãy tiếp nhận và đối xử lại chân thành với họ, hãy thể hiện sự chân thành, sự cảm kích để duy trì mối quan hệ tình cảm tốt đẹp là cách giao tiếp cho người rụt rè, ít nói.
Ôn hòa và cẩn thận lắng nghe
Khi tương tác với người khác bạn cũng cần thể hiện sự tôn trọng công bằng với tất cả mọi người. Ôn hòa, cẩn thận lắng nghe trong mọi tình huống giao tiếp, không phân biệt tình trạng, địa vị, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới. Lắng nghe cũng là một trong những kỹ năng không thể thiếu trong giao tiếp mà bạn cần lưu ý.
Điều chỉnh giọng nói và tốc độ nói
Khi giao tiếp qua bạn nên sử dụng từ ngữ dễ hiểu, không dùng các thuật ngữ chuyên ngành hay nói xen kẽ hai ngôn ngữ. Điều này sẽ làm người nghe cảm thấy khó chịu, không hiểu về thông tin mà bạn đang muốn truyền đạt hoặc cho rằng bạn là người thích thể hiện. Bên cạnh đó, hãy nói chuyện với tốc độ vừa phải, để người nghe kịp tiếp nhận thông tin.
Với những thông tin qua bài viết, hy vọng bạn hãy cởi mở và khắc phục kỹ năng giao tiếp kém của bản thân bằng cách chú trọng rèn luyện trong công việc và cuộc sống.
HR Insider
TẠO TÀI KHOẢN MỚI: XEM FULL “1 TÁCH CODEFEE” - NHẬN SLOT TƯ VẤN CV TỪ CHUYÊN GIA - CƠ HỘI RINH VỀ VOUCHER 200K
Kiểm tra hòm thư của bạn!
Một email xác thực vừa gửi tới email của bạn.
Hãy kiểm tra hòm thư và làm theo hướng dẫn để hoàn tất bước đăng ký.
Nếu không tìm thấy email, hãy kiểm tra hòm thư Spam.