Trước khi trực tiếp chuyển sang những ưu điểm và nhược điểm của PHP, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu cơ bản về PHP và các thành phần chính của PHP là gì.

Vậy, PHP là gì?

PHP, còn được gọi là Hypertext Pre-processor là một ngôn ngữ kịch bản mã nguồn mở phía máy chủ, được sử dụng rộng rãi để phát triển các ứng dụng web và là một trong những ngôn ngữ chính được sử dụng trong các ứng dụng mới khác nhau. Cú pháp của ngôn ngữ PHP khá giống với ngôn ngữ C.

Các thành phần chính của PHP là gì?

 

 

Các thành phần chính của PHP

1. Kiến trúc MVC:

PHP hoạt động trên Kiến trúc Model View (Model View Architecture)  phân tách các tệp mô hình (model), chế độ xem (view) và bộ điều khiển (controller), do đó giúp quản lý code. PHP hỗ trợ kết nối cơ sở dữ liệu và có thể thực hiện các thay đổi mà không ảnh hưởng đến các mô-đun khác.

2. Frameworks:

PHP có các framework khác nhau như Symfony, Laravel, Aura và Zend. Các framework hỗ trợ trong việc đạt được những code dễ quản lý, gọn gàng và sạch sẽ, giúp quá trình lập trình dễ dàng hơn cho các lập trình viên.

3. Web Server:

PHP chủ yếu hoạt động trên máy chủ Apache và phần mềm web server.

4. Cơ sở dữ liệu:

PHP chủ yếu được sử dụng với MySQL nhưng tuy nhiên nó cũng được dùng với các cơ sở dữ liệu khác.

5. Trình phân tích cú pháp PHP (PHP Parser):

Thành phần này của PHP sẽ giúp phân tích cú pháp các lệnh PHP thành code HTML và sau đó gửi nó đến một trình duyệt dựa trên web (web-based) để hiển thị nội dung.

6. Tự động đề xuất (Autosuggest):

Tính năng autosuggest sử dụng PHP và cơ sở dữ liệu MySQL để tạo một thành phần có sẵn để triển khai việc tìm kiếm.

7. Bộ lọc:

Bằng cách sử dụng hàm lọc trong PHP, bạn có thể xác thực dữ liệu. Hàm lọc giúp kiểm tra thông tin đầu vào (đã được nhập) không hợp lệ nhằm tránh tình trạng sập trang web và các vấn đề bảo mật.

8. Chức năng hệ thống:

Trong PHP, hàm hệ thống được sử dụng để mở, tạo, đọc và ghi tệp.

9. Xử lý các biểu mẫu:

Trong PHP, các biểu mẫu có thể xử lý dữ liệu từ các tệp, trả lại dữ liệu cho người dùng, lưu dữ liệu và gửi email. PHP có thể mã hóa và đặt biến cookie. Với sự trợ giúp của PHP, lập trình viên có thể ngăn người dùng khỏi việc truy cập trang.

PHP là một trong những ngôn ngữ lập trình chứa các khả năng web được tích hợp sẵn. Code được viết bằng PHP có thể nhúng được liền vào code HTML thông qua thẻ Script. Tuy nhiên, các lập trình viên web không thể viết ứng dụng web phức tạp mà không thực thi code PHP thông qua các framework web khác nhau.

Ngoài giúp phát triển ứng dụng web nhanh chóng, các framework PHP còn đơn giản hóa việc phát triển ứng dụng web khi cung cấp một cấu trúc cơ bản. Các tính năng và công cụ được cung cấp bởi các framework web này giúp các lập trình viên thực hiện phát triển ứng dụng web mà không cần phải viết code dài dòng và bổ sung thêm các chức năng.

Các lập trình viên cũng có thể chọn trong số nhiều framework PHP “lậu”. Trọng một số này là các framework vi mô (micro frameworks), còn lại là các framework web full-stack khác.

Dưới đây là một vài ưu và nhược điểm của PHP framework, sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về ngôn ngữ này.

Ưu điểm của việc sử dụng một framework PHP:

1. Mẫu MVC (MVC Pattern):

Model-View-Controller Mẫu kiến ​​trúc của framework PHP hỗ trợ bạn tổ chức code của mình sao cho có thể bảo trì dễ dàng. Framework PHP cho phép bạn giữ logic thao tác dữ liệu được tách biệt với các bit xử lý hiển thị, giúp dễ dàng thay đổi code chính yếu mà không cần can thiệp vào code khác.

2. Lập trình nhanh hơn:

Các framework PHP giúp bạn tạo một ứng dụng vừa và nhỏ nhanh hơn nhiều so với việc bạn viết một cái gì đó ngay từ đầu. Nếu muốn hoàn thành bất kỳ dự án nào trong thời gian ngắn, bạn có thể sử dụng một framework để hoàn thành mọi thứ trước khi tới hạn.

3. Kiểm tra đơn vị hiệu quả (Unit Testing):

Các lập trình viên phải thực hiện unit testing thường xuyên để đánh giá một thành phần độc lập của ứng dụng web tùy chỉnh. Một số lượng lớn các lập trình viên web sử dụng đơn vị (unit) PHP để thực hiện kiểm tra một cách hiệu quả. Ngoài vai trò là một framework unit testing hướng đối tượng cho PHP, PHP Unit hỗ trợ các lập trình viên viết và chạy các bài kiểm tra bằng cách trợ giúp code. Nhiều framework PHP cho phép các lập trình viên thực hiện nhiệm vụ kiểm thử đơn vị của họ một cách trơn tru và cũng hỗ trợ đơn vị PHP diễn ra tự nhiên.

4. Các lớp chùm (bundle classes):

Một framework bao gồm các hàm và lớp cần thiết cho các tác vụ phổ biến như truy cập cơ sở dữ liệu, xử lý biểu mẫu, phân trang... Hơn nữa, những việc cỏn con như trampling the text of a specific word count also become easy with PHP bundled classes.

5. Nền tảng chéo:

PHP là một ứng dụng có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau. Một trong những lợi thế lớn nhất của việc sử dụng PHP là lập trình viên không cần phải lo lắng về hoạt động của người dùng, vì code PHP hoàn toàn ổn khi chạy trên bất cứ hệ điều hành nào. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ PHP và ngôn ngữ kịch bản phía máy chủ.

6. Tiêu chuẩn mã hóa tốt:

Một lợi thế khác của việc sử dụng một framework PHP là bạn có thể duy trì tiêu chuẩn mã hóa một cách hiệu quả. Quy ước mã hóa là một tập hợp các hướng dẫn cho bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào, phục vụ cho việc đề xuất các thông lệ, phương pháp và phong cách lập trình. Sử dụng framework PHP giúp việc viết code trở nên dễ dàng.

7. Bảo mật:

Các tính năng và công cụ có sẵn của PHP framework sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi bảo vệ các ứng dụng khỏi các nguy cơ bảo mật và các ứng dụng bên ngoài. Các mối nguy bảo mật có thể là thao túng dữ liệu, chèn SQL và giả mạo… Để tránh các mối đe dọa bảo mật như vậy, các lập trình viên đang tận dụng framework PHP để phát triển ứng dụng web.

Nhược điểm của việc sử dụng PHP framework:

1. Code không như ý:

Bạn thường sẽ thấy thư viện code của PHP chứa đầy những code không như ý. Điều này có thể dẫn đến việc máy chủ hoạt động chậm chạp.

2. Không thích hợp cho các ứng dụng lớn:

Rất khó để sử dụng một framework PHP để lập trình các ứng dụng khổng lồ. Vì ngôn ngữ này không có tính mô-đun cao, một ứng dụng khổng lồ được tạo bằng PHP khó có thể duy trì.

3. Sự phụ thuộc bên ngoài:

Framework cho ứng dụng của bạn luôn phụ thuộc vào bên ngoài vì nó được kiểm soát bởi không chỉ một mình bạn. Vấn đề này không thường xảy ra, nhưng rất đáng xem xét nếu bạn đang xây dựng một phần mềm mà có thể trở thành một phần trọng tâm cho công việc kinh doanh của bạn.

Phần kết luận:

PHP là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất, đang được sử dụng để tạo ra một số lượng lớn các ứng dụng. Nó chủ yếu được sử dụng như một ngôn ngữ server-side scripting cho các trang web. PHP cung cấp hàng loạt các ưu điểm; tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm. Để gặt hái được những lợi ích tối đa của PHP, hãy đảm bảo thuê những lập trình viên PHP tốt nhất, những người có thể cung cấp cho bạn các giải pháp PHP phù hợp.

Tổng hợp việc làm IT - Software trên VietnamWorks
VietnamWorks InTECH
Theo Medium