Nếu như hai tập đầu tập trung vào việc làm sao để cải thiện bản thân để thích nghi với bối cảnh hiện tại, thì trong tập 3 host Hiếu PC đã cùng anh Nguyễn Hoài Phương - Software Architect tại HCLTech đàm đạo về câu chuyện tương lai ngành Tech thông qua một chủ đề rất là trending, viral đặc biệt trong những năm gần đây đó là Trí tuệ Nhân tạo.

1. Giải mã cơn sốt A.I

Cũng như blockchain, AI là một công nghệ đang rất hot hiện nay và có mặt ở nhiều lĩnh vực ở Việt Nam có thể kể đến như ngân hàng, bất động sản, giáo dục, y tế, … và AI cũng mang lại nhiều ứng dụng nổi bật:

  • Trong giai đoạn Covid 19, các trợ lý AI (voice bot) đã thực hiện hàng triệu cuộc gọi, hỗ trợ ngành y kiểm soát, sàng lọc và truy vết các ca nhiễm. 

  • Trong giáo dục, thương mại, AI được ứng dụng để đa dạng hóa cách truyền tải nội dung, cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm. 

  • Với y tế, VinBigData đã sử dụng AI (VinDr) để trợ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh tốt hơn. 

  • Nhiều ngân hàng đã ứng dụng AI đã giúp xác thực thông tin, nhận diện khách hàng thông qua hệ thống eKYC của FPT.

Nhắc đến ứng dụng AI, thì chắc chắn không thể nào không nhắc đến ChatGPT. Công cụ này dần trở nên nổi tiếng chỉ trong một thời gian ngắn bởi nhiều lý do:

  • Khả năng trả lời logic, có chiều sâu, trôi chảy và rất "con người" cho các câu hỏi hóc búa, phức tạp. Chatbot không phải là ứng dụng mới lạ, nhưng ChatGPT nổi bật hơn hẳn các ứng dụng tiền nhiệm bởi cách trả lời của mình, rất khó để phân biệt đâu là câu trả lời của con người và đâu là câu trả lời của ChatGPT. Để có được khả năng giao tiếp ngôn ngữ tuyệt với như vậy, ChatGPT sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn (LLM - Large Language Model) và là 1 đại diện ưu tú của kiến trúc transformer được phát minh bởi các nhà nghiên cứu đến từ tập đoàn google. ChatGPT hiện đang có 2 phiên bản là GPT-3.5 và GPT 4, với số lượng tham số tương ứng với từng mô hình là 175 tỷ - 1500 tỷ. Và ChatGPT được huấn luyện với tập dữ liệu khổng lồ (750 GB) tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như các bài viết online, báo chí, sách, tài liệu học thuật, báo khoa học... 

  • Một điều ấn tượng nữa ở ChatGPT chính là khả năng thấu hiểu đa ngôn ngữ (hơn 50 ngôn ngữ khác nhau). ChatGPT có khả năng hiểu và sản xuất văn bản trong nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, mức độ hiểu và khả năng hoạt động tốt sẽ khác nhau tùy thuộc vào ngôn ngữ cụ thể. Nó hoạt động tốt nhất trong các ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng rộng rãi, như tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, và một số ngôn ngữ khác. Một số ngôn ngữ ít phổ biến hơn có thể gây khó khăn cho mô hình, và kết quả có thể không được chính xác như trong các ngôn ngữ phổ biến. 

  • Công cụ AI này còn có khả năng tự học hỏi. Với mỗi lần người dùng phản hồi rằng nội dung Chat GPT trả lời là sai thì nó sẽ tự sửa chữa những lỗ hổng này để đưa ra câu trả lời phù hợp hơn cho các lần giao tiếp tới.

1 tách codefee, ep3, hiếu pc, vietnamworks intech

2. A.I - kẻ thù hay đồng minh của IT?

Với sự ra đời của ChatGPT đã khiến nhiều người e ngại rằng một ngày nào đó A.I sẽ trở nên hoàn hảo và ưu việt đến mức thay thế con người nói chung và kỹ sư ngành CNTT nói riêng, tuy nhiên theo quan điểm của anh Phương: “IT hay CNTT sẽ không thể bị xoá bỏ, mà có thể nhiều công việc ít chất xám trong lĩnh vực này sẽ được AI thay thế, nhưng nhiều công việc mới đòi hỏi nhiều chất xám hơn sẽ xuất hiện và con người sẽ chuyển đổi dần sang làm các công việc này.”

Mô hình AI ngày càng thông minh và có khả năng đảm nhiệm nhiều công việc sơ cấp hơn, bao gồm một số công việc của lập trình viên. Tuy nhiên, điều quan trọng là con người vẫn có vai trò quan trọng trong việc phát triển, quản lý và làm việc cùng với các hệ thống AI. Điều này có nghĩa là lập trình viên vẫn có nhiều cơ hội để đóng góp và phát triển trong ngành công nghệ thông tin. 

Anh Phương đưa ra một số lời khuyên cho sinh viên và người mới vào ngành để cạnh tranh thành công: 

  • Học cách ứng dụng AI vào công việc và cuộc sống: Để đảm bảo sự cạnh tranh, học cách làm việc cùng với hệ thống AI. Nắm vững cách tương tác, lập trình và cải tiến các ứng dụng dựa trên AI. 

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ năng giải quyết vấn đề luôn quan trọng. Hãy thực hành giải quyết các vấn đề phức tạp và phát triển khả năng tư duy logic. 

  • Nâng cao các kỹ năng mềm (softskills), như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, ...: Kỹ năng làm việc trong nhóm và kỹ năng giao tiếp là quan trọng, vì công việc trong ngành công nghệ thông tin thường đòi hỏi sự hợp tác và trao đổi thông tin hiệu quả. 

  • Kỹ năng lập trình: Học lập trình và phát triển kỹ năng lập trình của bạn, bao gồm việc làm quen với các ngôn ngữ và công nghệ phổ biến, cũng như hiểu về lập trình AI. Mặc dù AI hiện tại có thể giúp chúng ta lập trình, tuy nhiên không phải lúc nào AI (ChatGPT) cũng đưa ra câu trả lời chính xác và hoàn chỉnh. Phần lớn sau khi nhận được câu trả lời từ ChatGPT, chúng ta phải dựa vào kiến thức lập trình của mình để chỉnh sửa lại và làm cho chương trình hoàn hảo, chạy đúng như mong muốn của mình.

Việc làm AI lương thưởng hấp dẫn, mới nhất dành cho bạn!

3. Học gì để trở thành một kỹ sư Trí tuệ nhân tạo?

Với tư cách là một Thạc sĩ ngành AI, anh Phương khuyên rằng để theo đuổi ngành này các bạn cần xác định rõ thế mạnh của mình và mục tiêu sau khi học AI của mình là gì.

Ví dụ: nếu bạn nào muốn đi sâu về nghiên cứu, phát triển các thuật toán AI mới thì cách thức tiếp cận sẽ khác với bạn chỉ cần nắm "chung chung" AI là gì (WHAT), nó hoạt động như thế nào (HOW - một chút) và ứng dụng nó vào phát triển 1 sản phẩm hoặc ý tưởng cụ thể để giúp ích cộng đồng. Còn với các bạn thật sự đam mê về AI và muốn đào sâu về nó thì cách tiếp cận sẽ khác.

Dưới đây là lộ trình học AI mà các bạn có thể tham khảo:

(1) Ôn lại các kiến thức nền tảng về xác suất và đại số tuyến tính

(2) Nắm vững ngôn ngữ lập trình python / R

(2) Học các thuật toán machine learning cổ điển như k-means, knn, naive bayes, svm, random forest, ... Mặc dù các thuật toán này đang dần dần trôi vào quên lãng, nhưng với nhiều trường hợp và dữ liệu không quá phong phú, các thuật toán trên vẫn hoạt động vô cùng hiệu quả

(3) Neural network : đây là xương sống của Deep Learning

(4) CNN, RNN

(5) Transformer

(6) LLM, Prompt Engineering

nguyễn hoài phương, hcltech, 1 tách codefee, vietnamworks intech

Lời kết

Có thể thấy rằng tốc độ phát triển AI hiện đang rất nhanh và những đóng góp của AI trong đời sống xã hội là rất lớn, do đó thay vì tẩy chay hãy biến AI trở thành trợ thủ đắc lực của bạn. Đối với những bạn muốn phát triển trong lĩnh vực AI, miễn là có đủ đam mê và vững kiến thức nền tảng, dù có là “tay mơ” hay dân trái ngành thì bạn vẫn có thể thành công.

VietnamWorks inTECH