“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Hãy hiểu giá trị và khả năng của riêng bạn

Trước khi bạn bước vào cuộc đàm phán với doanh nghiệp, việc đầu tiên bạn cần làm là liệt kê lại những điểm mạnh, xem xét lại kỹ năng cũng như kinh nghiệm và trình độ học vấn của bạn. Tất cả những điều này chính là thế mạnh của bạn và làm tăng giá trị của riêng bạn. Dựa trên những thông tin này bạn sẽ tính toán được mức lương chính xác nhất dựa trên giá trị của bản thân. Điều này giúp bạn hạn chế rủi ro bị nhà tuyển dụng giảm lương của bạn thấp hơn so với năng lực thực tế của bạn.

Phong thái tự tin, chuyên nghiệp

Nhà tuyển dụng luôn muốn ứng tuyển những ứng viên sở hữu phong thái tự tin và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của mình. Do đó bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi cho nhà tuyển dụng, tập luyện giọng nói trước, và đến với cuộc phỏng vấn với tâm thế tự tin. Hãy đảm bảo cuộc trò chuyện diễn ra tích cực trong suốt cuộc đàm phán. Điều này sẽ ghi điểm rất lớn đến quá trình tổng thể của việc đàm phán khi mà ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng về bạn là rất tốt.  

Trung thực

Trung thực là điều tối quan trọng trong đàm phán lương. Đừng dại dột nâng số lương mà bạn mong muốn của bạn lên quá cao. Bạn nên nhớ rằng nhà tuyển dụng là những chuyên gia về lĩnh vực này nên sẽ là thất bại toàn tập nếu họ nhận ra bạn thiếu trung thực. Thay vì vậy, sẽ là khôn ngoan nếu bạn tham gia cuộc đàm phán lương với một con số chính xác. Điều này là thấy một dấu hiệu rõ ràng cho nhà tuyển dụng hoặc người quản lý tuyển dụng thấy rằng bạn biết mình muốn gì, bạn hiểu được khả năng, giá trị của bản thân và bạn tự tin vào đề xuất của mình. Nó cũng cung cấp một điểm cụ thể hơn để người kia bắt đầu từ cuộc đàm phán.

Đúng lúc, kịp thời

Cuộc đàm phán chỉ thực sự bắt đầu khi bạn hoặc nhà tuyển dụng đề cập đến vấn đề lương. Thời điểm bạn yêu cầu đàm phán lương có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của bạn. Ví dụ, nếu bạn đợi cho đến khi nhà tuyển dụng đưa ra những nhận xét và đánh giá về bạn để hỏi về việc đàm phán lương, thì có thể đã quá muộn. Hầu hết các nhà tuyển dụng xác định sự thay đổi tiền lương trước khi xem xét và đánh giá năng lực của bạn. Nếu bạn trong cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng, hãy chọn thời điểm phù hợp để trao đổi với nhà tuyển dụng. Việc bạn chủ động hỏi đúng thời điểm chính là mấu chốt giúp bạn đàm phán lương thành công và đúng nhất với khả năng của bạn.

Phản công hợp lý

Đã có rất nhiều ứng viên đã bật khi phải đối mặt với những câu hỏi khó mà họ hy vọng không phải đối mặt chẳng hạn như: Bạn có lời đề nghị nào khác không? Nếu chúng tôi đưa ra lời đề nghị cho bạn vào ngày mai, bạn sẽ nói có chứ? Chúng tôi có phải là sự lựa chọn hàng đầu của bạn? Nếu không chuẩn bị trước, bạn có thể nói điều gì đó lảng tránh hoặc tệ hơn là không đúng sự thật. Lời khuyên dành cho bạn là hãy tập trung vào mục đích của người hỏi, chứ không phải vào câu hỏi. Thông thường, câu hỏi mang tính thách thức nhưng hàm ý của người hỏi là lại là rất khác. Một nhà tuyển dụng hỏi liệu bạn có chấp nhận ngay một lời đề nghị vào ngày mai hay không có thể chỉ đơn giản là muốn biết liệu bạn có thực sự hào hứng với công việc đó hay không, chứ không phải cố gắng dồn bạn vào chân tường. Họ muốn đảm bảo rằng ứng viên mà họ đang tìm kiếm là người thật sự hứng thú với với việc chứ không phải là vì tiền lương. Thay vì trả lời một cách lảng tránh hay mơ hồ bạn hãy phản công bằng cách xác định mục đích thực sự của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi khó như vậy. Từ đó đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề mà nhà tuyển dụng đật ra trong câu hỏi. Nếu bạn làm được điều này nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao năng lực và phẩm chất của bạn, tạo tiền đề rất tốt cho việc đàm phán lương thành công.

Lạc quan

Tinh thần lạc quan mặc kết quả của cuộc đàm phán dù có tốt hay xấu là vô cùng quan trọng. Bạn không nên phản ứng thái quá chẳng hạn như quá buồn bã, tức giận, thất vọng khi kết quả không như ý và cười sảng khoái khi đàm phán có lợi. Điều này không nên xảy ra nếu bạn thành công. Chẳng hay bạn thất bại thì cũng đừng quá nản chí. Hãy nhớ rằng thất bại hôm nay chỉ cho bạn thêm kinh nghiệm vào hành trang để lần đàm phán tiếp theo thành công rực rỡ!

VietnamWorks inTECH