Trong chúng ta, ai cũng một lần lạc lối và cảm thấy sự căng thẳng bủa vây với công việc hằng ngày, Quá tải thông tin, sự phức tạp và sự mơ hồ gây hoang mang đều là một phần của sự căng thẳng. Tuy nhiên, chúng ta phải làm thế nào đối phó với sự căng thẳng này? 

Duy trì quan điểm

Đặt câu hỏi rõ ràng về bản thân và về những gì bạn đang trải qua, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy được sự xoa dịu cảm xúc và mở ra khả năng sáng tạo cùng với sự tháo vát. Khi bạn học cách đặt những câu hỏi phù hợp, mọi thứ hiếm khi tồi tệ như ban đầu, từ đó bạn sẽ tìm ra giải pháp cho tình hình của mình. 

  1. Tình huống xấu nhất là gì?
  2. Chuyện này sẽ lớn như thế nào trong thời gian một tháng?
  3. Có bất kỳ thiệt hại lâu dài nào cho thương hiệu không?
  4. Tác động tài chính quan trọng như thế nào đến hoạt động của công ty?
  5. Chúng ta nên tập trung nỗ lực vào đâu để cải thiện tình hình?

Học cách buông bỏ một vài thứ

Chúng ta thường dành thời gian và sức lực để cố gắng tác động đến những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, điều này gây phản tác dụng. Nếu bạn không thể thay đổi nó, hãy để nó qua đi và tiết kiệm năng lượng của bạn cho những thứ bạn có thể ảnh hưởng. Điều gì đến sẽ đến, do đó thay vì lo lắng tột độ cho một vấn đề, bạn hãy phân tán năng lượng của mình cho những công việc khác. 

Bạn càng lên cấp cao trong một tổ chức thì bạn càng có ít quyền kiểm soát, nhưng nghịch lý là trách nhiệm giải trình của bạn càng lớn. Nhiều nhà lãnh đạo cố gắng giữ chặt những thứ mà họ không thể kiểm soát, điều này làm tăng căng thẳng và góp phần vào khối lượng công việc vốn đã ngột ngạt.

Là một nhà lãnh đạo, sẽ có rất ít việc nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của bạn. Vì vậy, hãy tập trung vào việc xây dựng các quy trình, đầu tư nguồn nhân lực và văn hóa phù hợp để mang lại cho bạn niềm tin rằng mọi thứ đang được thực hiện đúng cách. Bạn cần phải tin tưởng nhân viên của mình, vì vậy nếu bạn không tin tưởng họ thì chỉ có một câu trả lời, đó là sự mong đợi của bạn sẽ bị tắt.

Quản lý phạm vi công việc

Trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, có vô số yếu tố cần xem xét. Bạn nên học cách phân biệt và ưu tiên những điều cần tập trung và điều nào cần bỏ qua, đó là chìa khóa để giảm sự căng thẳng. Thật dễ dàng bị choáng ngợp bởi lượng dữ liệu bạn có và cũng dễ bị đóng băng do thiếu dữ liệu mà bạn muốn có.

Tìm ra đâu là công việc chính, đâu là công việc phụ sẽ giúp mọi vấn đề dễ quản lý hơn. Nếu có 100 yếu tố cần xem xét, bạn sẽ thấy rằng ít hơn 10 yếu tố thực sự quan trọng đối với quyết định của bạn, vì vậy hãy quên 90 yếu tố còn lại. Xác định các vấn đề chính mà bạn giải quyết và đơn giản hóa nó, đó chính là chìa khóa để duy trì quyền kiểm soát trong thời kỳ khủng hoảng.

Làm việc đúng đắn

a group of staffs is having a meeting

Nếu bạn thấy rằng mình không có đủ giờ trong ngày, sẽ có ba khả năng sau:

  1. Bạn đang cố gắng làm quá nhiều thứ?
  2. Bạn đang làm quá nhiều công việc của nhóm?
  3. Bạn thực sự thiếu nguồn lực?

Với mục đích tốt nhất, hầu hết chúng ta cố gắng làm quá nhiều, nhưng ngược lại, điều này không hiệu quả. Hiểu chính xác những gì nhân viên đang làm để tối đa hóa giá trị cho tổ chức, cũng chính là điều cơ bản để thực hiện hiệu quả. 

Thay vì cố gắng làm 50 điều và làm tất cả chúng một cách kém hiệu quả, hãy tập trung vào năm điều tạo ra giá trị nhất. Với tư cách là một nhà lãnh đạo bạn nên biết điều gì thúc đẩy giá trị trong bối cảnh của ngành, thị trường của bạn, tại thời điểm này.

Làm công việc riêng của bạn 

Điều này trái ngược với việc làm của người khác. Khi ai đó trong nhóm của bạn không hoạt động, bạn sẽ rất muốn làm công việc thay thế họ. Đó là một giải pháp khẩn cấp dễ hợp lý hóa: 

Điều này làm ngốn thời gian của bạn và gây ra đủ loại hậu quả không lường trước được. Quan trọng nhất, bạn đang làm quá mức cho các thành viên trong nhóm của mình, họ sẽ không cảm thấy áp lực phải thực hiện, chứ chưa nói đến việc phát triển công việc. Họ trở nên yếu ớt và phụ thuộc, nó sẽ khiến đội ngũ của bạn luôn trở nên tầm thường.

Trên hết, mỗi phút bạn dành để làm việc cho mọi người là một phút bạn không dành thời gian cho riêng mình. Và từ đó, khối lượng công việc của bạn sẽ tăng gấp bội cho đến khi bạn thấy mình bị dồn ép và kiệt sức. Rất khó để nâng đỡ ai đó đáp ứng tiêu chuẩn so với việc tự mình làm – nhưng đó là điều mà các nhà lãnh đạo thường làm.

Bạn cần có khả năng chống chọi với áp lực trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, hãy học cách nói không với những điều sẽ khiến nhóm của bạn mất tập trung vào việc mang lại giá trị lớn nhất, từ bỏ những thứ bạn không thể kiểm soát và duy trì một quan điểm lành mạnh trong mọi việc bạn làm. Việc xây dựng những thói quen phù hợp sớm sẽ đảm bảo bạn có thể đi được xa.

 

HR Insider

VietnamWorks InTECH