“Cuộc sống không phải là một tấm thảm trải đầy hoa hồng”, nó luôn tồn tại những thử thách và chông gai. Vì thế, đôi lúc bạn cảm thấy mệt mỏi vì cuộc sống hay chán nản công việc là điều rất đỗi bình thường. Thế nhưng, cách tốt nhất để vượt qua những lúc tâm trạng tồi tệ, chán nản nhất trong công việc là gì? Làm sao để lấy lại năng lượng làm việc tích cực? Xem ngay 9 cách lấy lại năng lượng làm việc cho bản thân để lấy lại năng lượng tích cực cho mình nhé!
1. Định vị lại bản thân
Bạn là ai? Mục tiêu sự nghiệp của bạn là gì? Bạn đang làm gì? Bạn cảm thấy như thế nào khi làm công việc này?
Trả lời tất thảy những câu hỏi trên để biết phương hướng sự nghiệp và mục tiêu của bản thân. Từ đó, bạn mới có thể biết công việc hiện tại có phù hợp để gắn bó lâu dài hay không. Đây chính là cách giúp bạn lấy lại năng lượng làm việc khi cảm thấy bản thân lạc lõng và mất phương hướng trong chính công việc của mình.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến chán nản công việc chính là thiếu đam mê và nhiệt huyết. Vì vậy, hãy tự hỏi bản thân:
-
Đam mê và nhiệt huyết của những ngày đầu làm việc đâu rồi?
-
Đam mê hiện tại của bạn là gì?
-
Bạn còn hứng thú làm công việc này nữa không?
-
Bạn có muốn từ bỏ công việc hiện tại để theo đuổi đam mê một lần nữa?
Khi chính mình trả lời được những câu hỏi trên thì ắt hẳn khi đó bạn biết mình cần phải làm gì để tốt nhất cho mình và công việc của mình cũng như tương lai.
2. Xác định mục tiêu công việc
Để có thể tạo dựng được nhiều năng lượng làm việc tích cực hơn, bạn nên tạo dựng và xác định mục tiêu rõ ràng cho công việc của mình. Việc có mục tiêu sẽ giúp bạn có hướng phấn đấu để làm việc có hiệu quả hơn nhờ việc bạn biết mình đang muốn gì mà không bị mơ hồ.
Giống với mục tiêu trong cuộc sống, khi bạn xây dựng được mục tiêu công việc hiệu quả sẽ dễ dàng mang lại cho bạn thêm nhiều ý tưởng cũng như suy nghĩ tích cực hơn kể cả khi gặp công việc hay tình huống khó.
3. Khơi dậy đam mê và lòng hăng say ban đầu
Sau khi đã có cho mình câu trả lời về niềm đam mê và nhiệt huyết trong công việc. Bạn hãy bắt tay vào việc thổi lửa cho nó, để nó được vùng dậy mạnh mẽ, đập tan nỗi chán nản công việc hiện tại đi.
Một số cách giúp bạn khơi dậy đam mê trong công việc:
-
Tìm kiếm những đề tài, chủ đề mà bạn có hứng thú – tất nhiên nó phải có ích và đúng với định hướng của công ty.
-
Làm mới mục tiêu trong công việc. Thay vì ngày trước bạn chỉ muốn bản thân làm tốt vị trí hiện tại, sao không nghĩ bạn muốn phấn đấu lên vị trí cao hơn. Đây cũng là một cách hay để bạn thêm động lực cố gắng.
-
Tìm kiếm người đồng cảm và thấu hiểu bạn để chia sẻ về những điều bạn muốn làm trong tương lai
-
Gặp gỡ những người tài giỏi trong lĩnh vực bạn đang làm việc để nạp thêm năng lượng tích cực từ họ.
-
Giải quyết công việc dễ dàng hơn rất khi bạn tràn đầy năng lượng
4. Rèn luyện thêm nhiều kỹ năng mềm cho bản thân
Thay vì dành thời gian để chán nản công việc và mệt mỏi với hiện tại. Hãy đứng dậy và bắt đầu hoàn thiện bản thân. Tạo ra những giá trị của riêng bạn là cách tốt nhất để đứng vững trong sự nghiệp và cuộc sống.
Tham gia các khóa học về kỹ năng mềm, kỹ năng nghiệp vụ cũng là một phương pháp hiệu quả giúp bạn có thêm “vũ khí” lợi hại để có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp tương lai.
5. Trang trí góc làm việc
Với một góc làm việc bừa bộn với ngổn ngang giấy tờ và đồ vật trên bàn sẽ dễ làm bạn cảm thấy mệt mỏi và ngán ngẩm. Để góc làm việc bớt tẻ nhạt và cho bản thân thêm động lực làm việc hơn thì trang trí lại góc làm việc của mình. Khi bạn sở hữu cho mình một góc làm việc đẹp mắt, gọn gàng và ấn tượng có thể tạo được năng lượng tích cực. Để tìm kiếm lại niềm vui khi làm việc hãy thử sắp xếp lại góc làm việc của mình sao cho gọn gàng và đẹp mắt hơn.
Bạn có thể tham khảo việc mua thêm các cây cảnh có size nhỏ để ở góc làm việc của mình cho sinh động. Sắm kệ sách mới và rộng hơn cho mình, dán thâm những câu nói truyền cảm hứng cho bản thân. Hãy xem những điều khiến bạn tiêu cực và loại bỏ nó đi.
6. Tạo thời khóa biểu làm việc và nghỉ ngơi rõ ràng
Sắp xếp và đưa ra cho mình một thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi là cực kỳ cần thiết cho cả trí óc và cơ thể. Khi bạn lên kế hoạch cho từng công việc, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống có kế hoạch và dễ thở hơn. Điều này cũng giúp bạn làm việc có khoa học và hiệu quả hơn kể cả khi được giao cả những dự án khó.
Đừng cố dồn sức mình vào 1,2 ngày làm việc hay nghỉ ngơi nguyên hẳn 1,2 ngày điều đó không thực sự khoa học và tốt cho bạn. Hãy chia đều thời gian nghỉ ngơi và làm việc mỗi ngày để tạo dựng những thói quen tốt, mang lại những năng lượng tích cực hơn trong công việc cho bạn.
7. Đưa ra ý tưởng, sự sáng tạo trong công việc
Trong công việc, bạn nên đưa ra những ý tưởng của mình, đây có thể là những điều mới mẻ và thể hiện được sự sáng tạo của bạn. Đây chính là tinh thần lạc quan, luôn biết làm mới và thực sự cần thiết trong công việc.
Đôi lúc, trong công việc bạn cũng nên chấp nhận những rủi ro và ý kiến không tốt để sẵn sàng sửa đổi và tiến bộ thay vì việc sợ hãi đưa ra các ý tưởng vì sợ bị chê trách. Tin tưởng vào chính mình và năng lực bản thân sẽ làm cho bạn có thêm sự tự tin cho chính bản thân mình. Hãy tạo dựng năng lượng làm việc tích cực với một tâm hồn tự tin và mạnh mẽ.
8. Tập trung vào công việc và ít để ý những điều tiêu cực
Những cảm xúc tiêu cực có thể sẽ làm bạn chùn bước và nản chí. Vì thế, hãy cố gắng tạo dựng cho mình nhiều năng lượng tích cực bằng việc suy nghĩ tích cực, tập trung vào công việc. Đừng quá quan tâm đến những điều tiêu cực xung quanh có thể làm ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.
Điều này sẽ giúp bạn tăng khả năng tập trung, vừa mang lại chất lượng công việc và giữ vững tinh thần lạc quan. Tích cực từ trong suy nghĩ sẽ giúp tác động tích cực đến hành động của bạn. Từ đó mang đến nhiều năng lượng làm việc tốt hơn rất nhiều.
9. Giao tiếp nhiều hơn
Trong môi trường làm việc, giao tiếp là điều đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc giao tiếp nhiều sẽ giúp bạn tạo dựng được những mối quan hệ lâu dài, mở rộng mạng lưới giao tiếp. Đồng thời bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm và xây dựng được tinh thần tích cực và lạc quan. Chính vì vậy, hãy mở lòng mình và trở nên cởi mở hơn để có thể đón nhận những “luồng gió mới” từ những người xung quanh. Đặc biệt là những người luôn mang trong mình năng lượng tích cực.
Việc học hỏi từ đồng nghiệp, đối tác và nghe những câu chuyện tích cực của họ, hay lấy thái độ làm việc tích cực của họ để làm động lực cho mình cũng là điều đáng để bạn thử. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng được năng lượng làm việc tích cực mỗi ngày, giúp bạn tự tin hơn trong công việc.
Để có được những thành công trong công việc thì một lối sống tích cực với nhiều năng lượng là điều thực sự cần thiết. Để có thêm năng lượng làm việc tích cực và hiệu quả hơn thì bạn phải thực sự tích cực từ trong suy nghĩ đến hành động. Với những cách làm trên đây chúng tôi hy vọng sẽ phần nào giúp bạn lấy lại năng lượng khi chán nản công việc. Mong rằng những giải pháp này sẽ hiệu quả cho bản thân bạn trong những thời điểm tích cực.
HR Insider
TẠO TÀI KHOẢN MỚI: XEM FULL “1 TÁCH CODEFEE” - NHẬN SLOT TƯ VẤN CV TỪ CHUYÊN GIA - CƠ HỘI RINH VỀ VOUCHER 200K