Trong lập trình, việc viết code sạch và dễ hiểu không chỉ phụ thuộc vào cấu trúc mà còn ở cách đặt tên biến. Tên biến rõ ràng giúp mã nguồn dễ đọc hơn và giảm thiểu sai sót khi bảo trì. Hãy cùng VietnamWorks inTECH tìm hiểu 12 quy tắc đặt tên biến trong JavaScript mà mọi lập trình viên cần nắm vững để viết mã hiệu quả và chuyên nghiệp hơn trong bài viết bên dưới nhé.

1. Tránh dùng từ khóa var

Trước khi ES6 xuất hiện, var là cách chính để khai báo biến. Tuy nhiên, var có một số hạn chế và hay gây ra những kết quả không mong muốn, khiến việc tìm lỗi trở nên khó khăn.

Trong JavaScript hiện đại, chúng ta thường tránh dùng var và thay thế bằng let và const, vì chúng có cách hoạt động rõ ràng hơn, giúp code dễ hiểu và bảo trì hơn.

2. let: Biến có thể thay đổi

Dùng let để khai báo các biến mà giá trị có thể thay đổi trong quá trình chạy chương trình.

3. const: Hằng số cho giá trị không thay đổi

Nếu bạn có một giá trị không cần thay đổi trong suốt chương trình, hãy sử dụng const.

Nguyên tắc đơn giản là luôn dùng const trước, và chỉ chuyển sang let nếu bạn chắc chắn sẽ cần thay đổi giá trị của biến sau này.

4. Rõ ràng và dễ hiểu

Mục đích chính của việc đặt tên biến là làm rõ chức năng và dữ liệu mà biến lưu trữ. Hãy chọn những tên biến dễ hiểu và phản ánh đúng nội dung của chúng.

  • Nên: firstName, totalPrice, productDescription

  • Không nên: x, a, temp

5. Sử dụng từ ngữ có ý nghĩa

Tránh dùng từ viết tắt hoặc những thuật ngữ quá kỹ thuật có thể làm rối người lập trình khác.

  • Nên: customerName (tên khách hàng), orderStatus (trạng thái đơn hàng), employeeRecord (hồ sơ nhân viên)

  • Không nên: custNm, ordSt, empRec

6. Quy ước Camel Case

Quy ước đặt tên phổ biến nhất cho biến trong JavaScript là camel case (chữ cái đầu tiên viết thường, các chữ cái đầu của từ tiếp theo viết hoa).Nó giúp phân biệt rõ ràng giữa các từ trong một chuỗi liền mạch, làm cho mã nguồn dễ đọc và nhất quán hơn.

  • Nên: fullName (họ tên đầy đủ), dateOfBirth (ngày sinh), shippingAddress (địa chỉ giao hàng)

  • Không nên: full_name, dateofbirth, shipping_address

7. Hằng số viết in hoa

Nếu bạn có những biến lưu trữ giá trị cố định và không nên thay đổi, hãy khai báo chúng bằng chữ in hoa với dấu gạch dưới giữa các từ.

  • Nên: TAX_RATE (tỷ suất thuế), API_KEY (khóa API), MAX_ATTEMPTS (số lần thử tối đa)

  • Không nên: taxRate, apiKey, maxAttempts

8. Tránh dùng biến một chữ cái

Dùng biến một chữ cái có thể tiện cho những lần lặp nhanh, nhưng thường làm mã khó đọc hơn.

  • Nên: counter (bộ đếm), index (chỉ số), sum (tổng)

  • Không nên (trừ một số trường hợp đặc biệt): i, j, k

9. Dùng số nhiều cho mảng

Nếu biến của bạn đại diện cho một mảng, hãy dùng tên ở dạng số nhiều để chỉ rằng nó chứa nhiều phần tử.

  • Nên: productNames (tên sản phẩm), orderItems (các mục trong đơn hàng), employeeList (danh sách nhân viên)

  • Không nên: productName, orderItem, employee

10. Thêm tiền tố cho biến boolean

Với các biến boolean, hãy thêm các tiền tố như is, has, hoặc can để làm rõ mục đích của chúng.

  • Nên: isActive (đang hoạt động), hasDiscount (có giảm giá), canEdit (có thể chỉnh sửa), isLoggedIn (đã đăng nhập)

  • Không nên: active, discountApplied, editEnabled, loggedIn

11. Đặt tên theo phạm vi

Nếu bạn làm việc với các biến trong các phạm vi cụ thể, hãy xem xét thêm tiền tố hoặc hậu tố để chỉ rõ phạm vi đó.

  • Nên: globalCounter (bộ đếm toàn cục), localIndex (chỉ số cục bộ), moduleSpecificConfig (cấu hình riêng của module)

  • Không nên: counter, index, config

12. Khai báo biến riêng lẻ

Để mã dễ đọc hơn, bạn nên khai báo mỗi biến trên một dòng riêng.

  • Nên: let isActive = false; let canEdit = true

  • Không nên: let isActive = false, canEdit = true

Lời kết

Việc đặt tên biến không chỉ là một thao tác nhỏ trong lập trình, mà còn là yếu tố quan trọng giúp mã nguồn trở nên rõ ràng, dễ hiểu và dễ bảo trì hơn. 12 quy tắc đặt tên biến trong JavaScript mà chúng ta đã thảo luận không chỉ giúp bạn cải thiện chất lượng mã mà còn giúp đồng đội của bạn dễ dàng làm việc và phát triển trên cùng một dự án. Bằng cách tuân thủ những nguyên tắc này, bạn sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc, giúp mã nguồn của mình luôn gọn gàng và chuyên nghiệp. 

VietnamWorks inTECH

TẠO TÀI KHOẢN MỚI: XEM FULL “1 TÁCH CODEFEE” - NHẬN SLOT TƯ VẤN CV TỪ CHUYÊN GIA - CƠ HỘI RINH VỀ VOUCHER 200K