Sơ lược báo cáo thị trường nhân lực ngành CNTT thập niên 2010 & năm 2020
 
Nhu cầu tuyển dụng toàn ngành CNTT tại Việt Nam tăng gấp 4 lần sau 10 năm
 
Theo thống kê, báo cáo lấy năm 2010 làm mốc và nhận thấy nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT đã tăng gấp 4 lần sau 1 thập kỷ. Trong đó, 7 nhóm ngành thuộc lĩnh vực CNTT có như cầu tuyển dụng phổ biến lần lượt là: Phát triển phần mềm; Hỗ trợ kỹ thuật; Quản lý dự án/Sản phẩm; Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) và Giao diện (UI); Kỹ sư kiểm định chất lượng sản phẩm QA/QC; Khoa học dữ liệu.
 
Mảng phát triển phần mềm chiếm ưu thế bền vững trong suốt thập kỷ “gia công”
 
Theo thống kê giai đoạn từ 2010 đến đầu năm 2020, nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành Phát triển phần mềm luôn chiếm hơn 50% và có ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu tuyển dụng của toàn ngành CNTT. Khi so sánh nửa đầu thập kỷ và nửa cuối thập kỷ, nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này tăng trưởng gần gấp đôi.
Trong nhóm ngành này, nhu cầu tuyển dụng chủ yếu là các kỹ sư có chuyên môn Phần mềm, Mobile, Web, ERP (Giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng) đi kèm các kỹ năng lập trình ngôn ngữ phổ biến là JAVA, PHP, .NET luôn chiếm tỷ lệ cao cho thấy xu hướng phát triển phần mềm tại Việt Nam trong thập kỷ qua nằm ở dịch vụ gia công phần mềm (outsourcing), đặc biệt là Web App và Mobile App.
 
JavaScript vẫn là nhóm kỹ năng “hợp xu thế” và đi đầu về nhu cầu tuyển dụng
 
Trong suốt một thập kỷ qua, nếu xét theo kỹ năng phổ biến, kỹ năng lập trình Web Javascript vẫn thể hiện được khả năng hợp với xu thế phát triển phần mềm tại Việt Nam, nhóm kỹ năng này có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất về nhu cầu tuyển dụng lên đến 63.3% nếu so với năm 2010. Theo sau đó là nhóm kỹ năng lập trình cho iOS tăng trưởng 29.8%; kỹ năng lập trình cho Android tăng đến 26.8%.
 
Xu hướng CNTT thay đổi mỗi năm xét từ góc độ “mức lương cao nhất”
 
Mức lương đăng tuyển trung bình cao nhất có sự thay đổi qua từng năm cho thấy sự thay đổi xu hướng CNTT tại Việt Nam trong thập kỷ qua. Đáng chú ý, giai đoạn 2011 – 2012, đây là thời kỳ của Phát triển ứng dụng trên điện thoại (Mobile App) nên dẫn đến mức lương trung bình cao nhất thuộc về bộ đôi bổ trợ cho nhau là Kỹ sư lập trình nhúng hệ thống (Embedded Developer) với mức lương 3,750 USD và Kỹ sư phần cứng (Hardware Engineer) có mức lương 3,500 USD.
Giai đoạn năm 2013 – 2014 đánh dấu bước trỗi dậy của thời đại “Tập trung vào dữ liệu” (Data driven) khi các doanh nghiệp đều hướng đến việc tận dụng khai thác các lợi thế của dữ liệu lớn, kéo theo mức lương cao nhất thuộc về hai công việc phục vụ cho Khoa học dữ liệu là Kỹ sư khoa học dữ liệu (Data scientist) với mức lương 3,531 USD, và Kỹ sư lập trình ngôn ngữ Python với mức lương 2,900USD.
Nửa thập kỷ sau vào những năm từ 2015 – 2019, tiếp tục là sự phát triển của Khoa học dữ liệu khi công nghệ này ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn với doanh nghiệp. Điều này thể hiện qua việc mức lương đăng tuyển cho vị trí “Phát triển hệ thống quản trị thông minh cho doanh nghiệp” (Bussiness Intelligence – gọi tắt là BI) với mức lương 1,532 USD vào năm 2015. Các xu hướng Công nghệ cao (high-tech) cũng bắt đầu du nhập vào Việt Nam thời điểm này và cũng thể hiện được thông qua mức lương cao được chi trả cho các vị trí như “Kỹ sư lập trình vạn vật kết nối” (IoT Developer) với mức lương 1,800 USD; Kỹ sư lập trình Trí tuệ nhân tạo với mức lương 1,958 USD; Kỹ sư lập trình công nghệ Chuỗi khối (Blockchain Developer) được đề xuất mức lương 2,033 USD; Kỹ sư lập trình Dữ liệu đám mây (Cloud Developer) với mức lương 2,006 USD, Kỹ sư lập trình thị giác máy tính (Computer vision developer) với mức lương 2,382 USD.
 
Quản lý dự án/sản phẩm là công việc được trả mức lương cao nhất
 
Nếu xét theo vai trò công việc, Quản lý dự án/sản phẩm là nhóm được nhà tuyển dụng đề xuất mức lương đăng tuyển cao nhất là 1,775 USD. Tiếp theo là Phát triển phần mềm với mức lương đăng tuyển trung bình là 1,527 USD. Nhóm Khoa học dữ liệu đứng ở vị trí thứ 3 với mức lương là 1,356 USD.
 
Fintech là lĩnh vực được đề xuất mức lương cao nhất cho ứng viên CNTT
 
Top 3 các lĩnh vực có mức lương cao nhất lần lượt là: Fintech với mức lương đăng tuyển trung bình là 1,115 USD; Công nghệ cao (IoT; AI; Blockchain,…) có mức lương trung bình là 1,055USD; Thương mại điện tử (E-Commerce) với mức lương là 895USD.
 
Xuất hiện chênh lệch giữa mức lương thực tế và kỳ vọng ở mọi cấp bậc
 
Khi so sánh kết quả khảo sát về mức lương mong muốn cho công việc tiếp theo của nhân lực CNTT và mức lương trung bình doanh nghiệp đang đăng tuyển, xuất hiện mức độ chênh lệch trong mức lương thực tế đang được nhận và mức lương mong muốn của ứng viên CNTT.
Theo đó, cấp bậc “Thực tập và Mới vào nghề” kỳ vọng mức lương cao hơn khoảng 200USD so với thực tế. Nhóm “Có kinh nghiệm” đang nhận mức lương thấp hơn so với mong muốn là 300USD. Vị trí “Trưởng nhóm” có mức chênh lệch giữa thực tế và kỳ vọng là 400USD. Mức chênh lệch đối với nhóm “Quản lý” là 600USD và đối với nhóm “Giám đốc” là gần 1,300USD.
 
Nhân lực CNTT chỉ hài lòng tương đối với các phúc lợi quan trọng nhất
 
Nhìn chung, nhân lực ngành CNTT được doanh nghiệp “chăm sóc khá tốt” khi đáp ứng đầy đủ các phúc lợi quan trọng nhất bao gồm Bảo hiểm theo quy định pháp luật, Nghỉ phép có lương, Khám sức khỏe định kỳ, các loại trợ cấp, Máy tính cá nhân và Du lịch.
Tuy nhiên, ứng viên CNTT chỉ thể hiện mức độ hài lòng tương đối khi được hỏi về “Mức độ hài lòng” đối với chế độ phúc lợi và môi trường. Theo đó, chưa đến 1/2 , chỉ có 40% cho biết họ hài lòng ở các mức độ khác nhau, gần 50% cho rằng họ cảm thấy “Bình thường”, nhóm còn lại là “Không hài lòng” ở mức độ khác nhau.
Bên cạnh các phúc lợi cơ bản nêu trên, nhân lực CNTT cho biết chế độ “Thời gian làm việc linh hoạt” là loại phúc lợi quan trọng nhưng ít được cung cấp.
 
Chế độ đãi ngộ tốt hơn là quan tâm hàng đầu khi nhân lực CNTT chuyển việc
 
Vượt qua yếu tố liên quan đến người quản lý trực tiếp (Sếp), đồng nghiệp hay văn hóa công ty, Top 3 các yếu tố khiến nhân lực ngành CNTT quan tâm hàng đầu khi chuyển việc đều liên quan đến các chính sách đãi ngộ tốt hơn. Theo đó, 89% cho biết họ quan tâm đến “Lương cao hơn”, 67% chọn “Khả năng thăng tiến” và 66% chọn “Phúc lợi tốt hơn”. Yếu tố “Sếp và đồng nghiệp” được 56% ứng viên quan tâm và Văn hóa công ty được 53% ứng viên lựa chọn.
 
Công bố trang tuyển dụng trực tuyến và thông tin dành riêng cho ngành CNTT – VietnamWorksInTech
 
Hỗ trợ toàn diện cho nhân lực CNTT phát triển sự nghiệp
 
Ông Gaku Echizenya, Tổng Giám Đốc của Navigos Group chia sẻ: “Nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành CNTT đã tăng tới 4 lần trong thập kỷ qua. Riêng ngành Công nghệ phần mềm là 4.1 lần. Tuy nhiên, trong suốt quá trình làm việc với nhà tuyển dụng và nhân lực ngành CNTT, chúng tôi nhận thấy vẫn còn nhiều rào cản trong việc giúp ứng viên tìm được công việc giúp họ đạt được giấc mơ sự nghiệp trong ngành công nghệ như: khó khăn trong việc tiếp cận với những kinh nghiệm quý giá từ các chuyên gia hay chưa được hỗ trợ nguồn thông tin chất lượng kịp thời. Chính vì vậy, VietnamWorks ra mắt trang tuyển dụng riêng dành cho lĩnh vực CNTT VietnamWorksInTECH để giúp họ tháo gỡ những khó khăn nêu trên và mang đến những dịch vụ/hoạt động đặc thù để nhằm hỗ trợ tốt hơn cho nguồn nhân lực CNTT”.
 
VietnamWorksInTECH hoạt động với mục đích hỗ trợ ứng viên CNTT toàn diện hơn trong việc phát triển sự nghiệp, ở mọi cấp bậc, từ ứng viên mới ra trường cho đến các ứng viên cấp cao do có sự liên kết dịch vụ trực tuyến lẫn dịch vụ tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp cao từ Navigos Search. Bên cạnh đó, các khóa học liên kết với VietnamWorks Learning và các kiến thức cập nhật liên tục từ blog trên VietnamWorkInTECH là giá trị cộng thêm để giúp ứng viên CNTT liên tục phát triển sự nghiệp. Các dịch vụ mang lại giá trị cộng thêm cụ thể như sau:
 
  • Blog: Các chuyên mục: Thông tin công nghệ cập nhật Câu chuyện về các doanh nghiệp, con người trong lĩnh vực công nghệ. Các bài viết chuyên sâu từ các chuyên gia trong các phân ngành công nghệ khác nhau. Các lợi ích như: khóa học, báo cáo, công cụ… đều được VietnamWorks chia sẻ.
  • Khóa học: phối hợp với VietnamWorks Learning để đề xuất và cung cấp các khóa học đặc thù dành riêng cho nhóm nhân lực CNTT. Đây là các khóa học từ các chuyên gia được lựa chọn trong lĩnh vực công nghệ, và sẽ được cung cấp miễn phí cho người dùng của VietnamWorks InTECH.
  • Sự kiện: Tổ chức các buổi gặp gỡ (meet up) trong cộng đồng CNTT với sự tham gia và chia sẻ từ chuyên gia về nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn. Sự kiện được sự định tổ chức vào mỗi quý đối với các buổi sự kiện lớn có quy mô 250 người tham dự. Riêng trong thời điểm hạn chế đông người do Covid-19, sự kiện sẽ được diễn ra bằng hình thức trực tiếp trực tuyến (live-stream) mỗi 2 tháng.
 
Tích hợp hiệu quả công nghệ Trí tuệ nhân tạo kế thừa từ VietnamWorks
 
VietnamWorksInTECH áp dụng công cụ tìm kiếm việc làm (Job search engine) mới giúp tăng 20% lượng ứng tuyển. Đồng thời, cải tiến công cụ tìm kiếm Hồ sơ xin việc (Resume Search) giúp tốc độ tìm kiếm tăng gấp đôi. Đặc biệt nhất, việc tích hợp Hệ thống khuyến nghị công việc dựa trên công nghệ Máy học (Machine Learning) do nội bộ VietnamWorks tự phát triển. Hiện hệ thống này đang xử lý khoảng 4 triệu lượt ứng tuyển mỗi năm, nâng tỷ lệ ứng tuyển tới 50% so với hệ thống khuyến nghị cũ.
 
Giải thích về logo và câu khẩu hiệu (slogan)

  • Logo: Gồm có 2 phần Chữ và Ký hiệu: InTECH vừa mang nghĩa Information Technology, vừa mang ý nghĩa “Into Tech”, thể hiện vai trò của VietnamWorks đồng hành cùng nhân lực CNTT vươn xa và tiến sâu hơn nữa trên con đường phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Ký hiệu dùng trong logo được truyền cảm hứng và được cách điệu từ ký hiệu “<>” rất quen thuộc với giới CNTT khi viết các ngôn ngữ lập trình.
  • Câu khẩu hiệu (Slogan): Câu khẩu hiệu Find a better place to code: Thể hiện lời kêu gọi hãy mạnh dạn tìm một nơi làm việc giúp bạn đạt được giấc mơ sự nghiệp công nghệ thành công. VietnamWorks InTECH chính là nơi sẵn sàng đồng hành hỗ trợ để người tìm việc đạt được sự nghiệp trong lĩnh vực CNTT toàn diện và trọn vẹn.
Ông Gaku Echizenya, Tổng Giám Đốc của Navigos Group chia sẻ: “Nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành CNTT đã tăng tới 3.8 lần, riêng ngành Công nghệ phần mềm là 4.1 lần. Tuy nhiên nhân lực ngành CNTT vẫn còn gặp nhiều rào cản trong việc tìm được công việc giúp họ đạt được giấc mơ sự nghiệp công nghệ như: khó khăn trong việc tiếp cận với những kinh nghiệm quý giá từ các chuyên gia; chưa được hỗ trợ nguồn thông tin chất lượng kịp thời. VietnamWorks ra mắt VietnamWorks InTECH để hỗ trợ nguồn nhân lực CNTT về những nhu cầu này.”
 
VietnamWorks InTECH