Theo bảng khảo sát 2024 Developer Survey vừa tung gần đây của Stack Overflow thì Full-Stack Developer đang là vị trí công việc phổ biến nhất hiện nay. Có thể thấy dưới sự bùng nổ công nghệ, Full-Stack Engineer đang nổi lên như một vị trí không thể thiếu, được ví như 'ngôi sao sáng' trong làng IT. Nhưng tại sao vị trí này lại trở nên hấp dẫn đến vậy? Hãy cùng VietnamWorks inTECH lắng nghe chị Phạm Diệu Linh - Giám đốc Nhân sự tại Base.vn chia sẻ những lý do khiến Full-Stack Engineer được săn đón nhiều nhất hiện nay trong bài viết bên dưới nhé.

Để mọi người hiểu rõ hơn về chị, chị có thể chia sẻ một chút về bản thân cũng như vị trí công việc của chị hiện tại?

Mình là Phạm Diệu Linh, hiện đang đảm nhận vai trò Giám đốc Nhân sự tại Base.vn - nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện, cung cấp các giải pháp quản trị doanh nghiệp #1 Việt Nam được tin dùng bởi hơn 9000 doanh nghiệp hàng đầu. 

Nhiệm vụ của mình và phòng nhân sự là quản lý và phát triển nguồn nhân lực, từ việc thu hút nhân tài và truyền thông thương hiệu tuyển dụng, hội nhập và gắn kết nhân viên, quản trị hiệu suất công việc, đào tạo và phát triển năng lực, đến việc xây dựng và duy trì văn hóa công ty, tổng đãi ngộ và trải nghiệm của nhân viên. Chúng mình cũng đảm nhận việc lập kế hoạch phát triển năng lực lãnh đạo và kế vị để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Mình và đội ngũ nhân sự luôn nỗ lực không ngừng để xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và đầy cảm hứng, nơi mà mỗi cá nhân đều có cơ hội phát triển bản thân và đóng góp vào sự thành công chung.

Theo VietnamWorks inTECH được biết, Full-Stack Engineer được rất nhiều công ty săn đón, chị có thể giải thích nguyên nhân tại sao Doanh nghiệp lại ưu tiên tuyển dụng vị trí này như vậy?

Nhu cầu tuyển dụng Full-Stack Engineer tại Việt Nam hiện nay đang rất lớn và tiếp tục gia tăng. Trong 5 năm qua, nhu cầu đối với vị trí này đã tăng từ 30% đến 50%, theo nhiều báo cáo và nghiên cứu ngành (Nguồn: VietnamWorks, 2023). Sự bùng nổ của ngành công nghệ, chuyển đổi số trong doanh nghiệp, xu hướng phát triển ứng dụng và thiếu hụt nhân lực có kỹ năng full-stack đều góp phần vào sự tăng trưởng này. Các công ty công nghệ, đặc biệt là các startup và tập đoàn công nghệ lớn, đang mở rộng nhanh chóng và cần những kỹ sư phần mềm toàn diện để phát triển và duy trì các sản phẩm công nghệ.

Full-Stack Engineer đã và sẽ tiếp tục được săn đón tại Việt Nam vì nhiều lý do:

  • Hiệu quả cao: Full-Stack Engineer có khả năng làm việc cả trên phần frontend và phần backend của ứng dụng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Họ hiểu rõ toàn bộ hệ thống, từ đó dễ dàng khắc phục lỗi và tối ưu hóa hiệu năng của ứng dụng.

  • Linh hoạt và thích nghi: Với khả năng làm việc trên nhiều dự án và hiểu biết toàn diện về cả frontend và backend, các kỹ sư có thể nhanh chóng học hỏi và áp dụng công nghệ mới.

  • Chi phí hợp lý: Việc tuyển một Full-Stack Engineer thay vì nhiều chuyên gia riêng biệt giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhân sự và nâng cao năng suất lao động.

Với những phẩm chất và kỹ năng đặc biệt đó, các Full-Stack Engineer chính là nguồn lực vàng giúp các công ty công nghệ phát triển mạnh mẽ và bền vững. Tại Base.vn, chúng mình cũng tìm kiếm những tài năng Full-Stack Engineer xuất sắc để gia nhập đội ngũ và cùng tạo ra những sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp chất lượng cao.

Một ứng viên Full-Stack Engineer như thế nào được coi là có bộ GEN phù hợp với công ty Product-Centric như Base?

Anh Phạm Kim Hùng, Nhà sáng lập & Chủ tịch của Base.vn đã định hướng ba phẩm chất chính mà một Full-Stack Engineer cần có để phù hợp với môi trường làm việc tại Base:

1. Phẩm chất Engineer: Đam mê lập trình và giải quyết bài toán là yếu tố hàng đầu. Một Full-Stack Engineer cần phải thực sự yêu thích công việc lập trình để cảm thấy hào hứng và tận hưởng khi giải quyết các bài toán khó.

2. Nền tảng Kiến thức vững chắc về cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Đây là nền tảng quan trọng để phát triển các sản phẩm bền vững và tối ưu. Thiếu kiến thức này có thể dẫn đến việc code chỉ theo thói quen chứ không thực sự hiểu bản chất, và như vậy khó có thể tham gia phát triển sâu và lâu dài các sản phẩm của Base. Có nhiều bạn làm PHP với “nhiều năm kinh nghiệm” nhưng không có kiến thức về thuật toán và data structure. Trong các buổi phỏng vấn, có một số bạn  đã thành thật chia sẻ rằng trong suốt 3-4 năm đi làm không cần dùng đến hai kiến thức ấy. Trên thực tế, có thể thuật toán không cần phải dùng quá nhiều, nhưng tư duy thuật toán là điều bắt buộc phải có khi giải các bài toán phức tạp. 

Bên cạnh đó, ngay cả việc tối ưu UI/UX với lượng dữ liệu lớn cũng cần đến thuật toán (hoặc Computational Mindset). Ví dụ với app Base Wework, ứng dụng này có phần Gantt phải viết hoàn toàn bằng Native JS để chạy được với độ phức tạp O(n), khi mà tất cả các plugins bên ngoài đều không làm được vì không thể tối ưu cho hơn 500 hàng.

3. Hứng thú tạo ra những sản phẩm có người dùng: Tại Base, các Full-Stack Engineer hàng ngày tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm và có thể thấy rõ giá trị thực sự mà các sản phẩm mang lại. Các bạn có thể theo dõi trực tiếp số lượng đề xuất mới, bình luận cập nhật và số lượng công ty sử dụng sản phẩm active. Những tính năng có vẻ đơn giản ở các nơi khác nhưng tại Base lại mang giá trị lớn; ví dụ, việc chỉ hiện popup một bảng tính cũng có thể giải quyết những vấn đề quan trọng cho hàng nghìn doanh nghiệp. Tất cả các tính năng đều góp phần vào việc cải thiện và tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng, từ đó tạo ra giá trị thiết thực cho khách hàng. Cảm giác phấn khích khi xây dựng và phát triển những sản phẩm được khách hàng sử dụng hằng ngày cũng là điều mà một Full-Stack Engineer ở Base cần phải có.

Chị có thể chia sẻ thêm về công việc của một Full-Stack Engineer tại Base.vn không?

Tại Base, với tinh thần của một Product Owner, các Full-Stack Engineer có trách nhiệm quản lý và phát triển sản phẩm từ đầu đến cuối. Ngay từ những ngày đầu, các Full-Stack Engineer sẽ được đào tạo về framework của Base, bắt đầu bằng việc xử lý các bug nhỏ, phát triển các tính năng từ đơn giản đến phức tạp trong mỗi ứng dụng, và sau đó được giao trách nhiệm phát triển những ứng dụng của riêng mình. Bởi vậy, sản phẩm chính là một “đứa con” của mỗi Full-Stack Engineer chân chính. Full-Stack Engineer sẽ tham gia vào toàn bộ chu trình phát triển sản phẩm:

  • Full-stack Engineer sẽ tham gia vào toàn bộ chu trình phát triển sản phẩm - đưa những lời giải cho bài toán nghiệp vụ thành sản phẩm thực tế bằng công nghệ.

  • Ngay từ những ngày đầu, Base xác định cần tự chủ về công nghệ, điều đó cho phép sản phẩm giải quyết bài toán nghiệp vụ chuyên sâu, đảm bảo tính bền vững và chủ động lâu dài mà không phụ thuộc vào các framework có sẵn trên thị trường. Full-stack Engineer sẽ tham gia phát triển cả frontend và backend với sự hỗ trợ của công cụ đắc lực Base's Framework, từ đó dễ dàng thiết kế, phát triển và tối ưu hóa sản phẩm.

  • Song song với đó, các bạn Engineer cũng sẽ được phát triển kỹ năng thiết kế hệ thống nâng cao, bao gồm database, caching, logging và service oriented design. Đây là những thử thách lớn, nhưng ngay từ khi bắt đầu gia nhập Base, các bạn sẽ phải đối mặt với chúng hàng ngày: xử lý dữ liệu lớn và tối ưu hóa hệ thống với hàng triệu lượt truy cập mỗi tháng. 

Ở Base, các kỹ sư sẽ cảm nhận rõ sự khác biệt khi xây dựng sản phẩm enterprise software. Chỉ khi trải nghiệm việc thiết kế các hệ thống lớn với lượng người dùng liên tục gia tăng, bạn mới có thể thực sự hiểu thế nào là một “Software Engineer” thực thụ. Mình tin rằng có rất ít công ty ở Việt Nam trao cho các bạn Full-stack Engineer cơ hội được tiếp cận và giải quyết những bài toán như thế.

"Có một điều đặc biệt tại Base, các Full-stack Engineer không chỉ liên tục được nâng cao về chuyên môn Technical mà còn có cơ hội để phát triển những kĩ năng khác giúp hoàn thiện khả năng phát triển một sản phẩm trọn vẹn. Để hiểu toàn diện hơn về sản phẩm, Full-stack Engineer cần có thêm góc nhìn từ cả BA, UI/UX Design và Tester."

1. Phát triển góc nhìn của Business Analyst: Các Full-Stack Engineer sẽ cùng với đội ngũ Business Analyst chuyên nghiệp nghiên cứu nhu cầu của người dùng, tìm hiểu vấn đề cốt lõi và nỗi đau của khách hàng, nghiên cứu & đưa ra các giải pháp.

Dưới góc nhìn như 1 BA, Full-stack Engineer là người hiểu những “ngóc ngách” trong mỗi ứng dụng tại Base (ứng dụng giải quyết bài toán nào, các tính năng có logic liên kết với nhau ra sao) từ đó xác định được tính thực tế về cả logic hay công nghệ để giải quyết “pain points” cho người dùng. 

2. Phát triển góc nhìn của UI/UX Designer: Full-Stack Engineer sẽ chú trọng đến từng chi tiết trong giao diện người dùng và trải nghiệm sản phẩm, đồng thời phối hợp với đội UI/UX Designer chuyên nghiệp để đảm bảo thiết kế đến tay người dùng hoàn hảo.

3. Phát triển góc nhìn của Tester: Trước khi đẩy sản phẩm qua Tester, Full-Stack Engineer sẽ cần đảm bảo tất cả các bug “hiển nhiên” không xuất hiện và để làm được điều đó, các kỹ sư luôn đặt mình ở vai trò end users trong quá trình phát triển sản phẩm.

Tinh thần Product Owner là tinh thần xuyên suốt trong quá trình 1 bạn Full-Stack Engineer phát triển sản phẩm vì mỗi một hành động fix bug hay add feature của bạn đều có thể ảnh hưởng đến hàng nghìn doanh nghiệp và hàng triệu người dùng. Các bạn coi sản phẩm như đứa con tinh thần và có trách nhiệm với sản phẩm xuyên suốt quá trình phát triển.

Full-Stack Engineer ở Base có phẩm chất gì khác biệt so với các công ty khác?

Điều khác biệt lớn nhất ở Full-Stack Engineer tại Base chính là có lý tưởng. Dù các bạn đều có nền tảng học tập và kinh nghiệm làm việc vững vàng trước khi vào Base, điều mình quan tâm là Contribution (Cống hiến)* - những đóng góp cụ thể mà bạn mang lại và di sản bạn để lại cho công ty. Sau 8 năm hình thành và phát triển, Base vẫn là một công ty trẻ trong ngành công nghệ và chúng mình kỳ vọng các Full-Stack Engineer sẽ mang trong mình tham vọng lớn để đối mặt với những thách thức phía trước. Sứ mệnh của Base là hoàn thiện hệ sinh thái chuyển đổi số cho 800.000 SMEs tại Việt Nam và mở rộng ra toàn cầu. Dù mục tiêu của bạn là phát triển bản thân, tìm kiếm thành tựu hay đơn giản là đam mê làm sản phẩm, nếu bạn cùng chia sẻ tham vọng và mơ lớn với sứ mệnh của Base, chúng ta có thể cùng nhau tiến xa.

*Lý thuyết nhân tài 3C (3C Talent Formula) của Dave Ulrich: Một người được xem là nhân tài khi sở hữu đủ 3C: Năng lực (Competence), Cam kết (Commitment), và Cống hiến (Contribution).

Lời kết

VietnamWorks inTECH hy vọng, từ những chia sẻ của chị Diệu Linh trên đây đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về vai trò cũng như là kỹ năng cần có của một bạn Full-Stack Engineer, từ đó các bạn có thể rút ra được những bài học cho riêng mình để sớm cải thiện những kỹ năng mà bản thân còn thiếu và có thể nhanh chóng thành công hơn trên con đường sự nghiệp.

Đôi nét về chị Phạm Diệu Linh:

Tìm kiếm các cơ hội làm việc tại Base, hãy truy cập địa chỉ:

Base Careers

5 năm & 1 định nghĩa không đổi về “engineer”

VietnamWorks inTECH

TẠO TÀI KHOẢN MỚI: XEM FULL “1 TÁCH CODEFEE” - NHẬN SLOT TƯ VẤN CV TỪ CHUYÊN GIA - CƠ HỘI RINH VỀ VOUCHER 200K