Thầy Lê Thanh Sơn cho biết, để có thể thành công và tăng cơ hội nghề nghiệp cho bản thân trong ngành IT, các bạn trẻ phải luôn biết “Chịu học, Chịu hỏi, Chịu sai, Chịu sửa”

Con đường bước đến thành công không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, ngay cả Thầy Lê Thanh Sơn -  Giám đốc đào tạo của học viện Aptech cũng thế. Trong buổi chia sẻ Career Talks #2: Power up your future - Hành trình trở thành những chiến binh IT tinh nhuệ do VietnamWorks tổ chức kết hợp cùng Google và NIC vào ngày 05/8/2023 vừa qua, Thầy Lê Thanh Sơn đã chia sẻ về những chặng đường chông gai đã trải qua và từ đó đúc kết kinh nghiệm cho thế hệ trẻ.

Chào Thầy, theo VietnamWorks inTECH  được biết Thầy từng chọn ngành Quản trị Hành chính, vậy vì đâu Thầy lại rẽ hướng sang  CNTT?

Thật ra khi ban đầu chọn ngành vào Đại Học mình chọn theo gia đình hướng đến ngành quản trị trong doanh nghiệp nhà nước, mình thì thích CNTT nhưng cũng chưa xác định rõ ràng mục tiêu, còn mơ hồ về việc làm trong tương lai. Tuy nhiên sau khi xem lại chương trình học ngành Quản trị Hành chính và hỏi thêm các Anh/Chị đã học thì cảm thấy không phù hợp với tính cách cũng như tâm lý thời điểm đó nên đã tìm cách thuyết phục ba mẹ chuyển sang ngành CNTT và ba mẹ đồng ý.

Từ khi nhận ra con đường mình muốn đi thì Thầy đã bắt đầu lại như thế nào?

Khi đã xác định được con đường mình muốn đi mình đã lên kế hoạch chi tiết cho việc học cũng như tìm hiểu rất nhiều về lộ trình các chuyên ngành chuyên sâu CNTT: mạng máy tính, lập trình hay hệ thống thông tin và quản trị cơ sở dữ liệu cũng như thiết kế đồ họa. Ngoài việc học trên lớp, mình còn dành thời gian học từ bạn bè, tài liệu trên Internet, đọc sách tại thư viện…

Tại sao Thầy lại chọn học Database và Network mà không phải là lĩnh vực khác?

Khi còn đi học cấp 1,2,3 mình đã nghiên cứu về CNTT từ những điều đơn giản nhất như vẽ bằng paint (lớp 5 mình đi thi cấp thành phố) và lập trình C, mình rất thích về xây dựng hệ thống mạng máy tính trong doanh nghiệp nên từ nhỏ có đọc, học thêm các khóa học dạy nghề tại 1 số trung tâm liên quan đến sửa chữa máy tính và mạng máy tính cơ bản, cấu hình các thiết bị liên quan đến wifi, hub, switch, router…

Khi đi học ĐH thì 2 năm đầu tiên là đại cương mình chưa xác định nhiều về hướng cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên do mình học song song 2 trường (1 là ĐH đang học, 2 trung tâm đào tạo về chuyên ngành mạng máy tính). Khi mình học chuyên ngành mạng thì tình cờ mình thấy các môn liên quan đến việc lưu trữ và xử lý dữ liệu rất hay gần như mình đạt điểm tuyệt đối và rất thích đam mê, chẳng hạn từ việc biết vận hành và quản lý hệ quản trị SQL Server mình chủ động tìm hiểu và học thêm các hệ quản trị CSDL khác như Oracle, DB2, MySQL từ Anh/Chị và nhiều nơi. Khi ĐH bắt đầu cho sinh viên chọn chuyên ngành 2 năm cuối thì mình thấy có chuyên ngành CSDL (có thể đây cũng là cơ duyên và may mắn để mình chọn đúng chuyên ngành mình muốn nghiên cứu sâu hơn không chỉ là vận hành về hệ quản trị cơ sở dữ liệu mà còn những điều liên quan để trở thành Data Architect)

Là một người đã từng chuyển ngành, theo Thầy các bạn nên chuẩn bị gì trước khi chuyển ngành?

Theo cá nhân mình, điểm xuất phát của mỗi bạn chắc chắn là khác nhau cả về tài chính cũng như những điều kiện liên quan đến việc bạn chọn ngành. Mình nghĩ điều này không quan trọng mà quan trọng là các bạn phải biết mục tiêu rồi xây dựng kế hoạch tốt để mình hướng đến mục tiêu mình mong muốn. 

Đương nhiên nói thì có thể dễ, làm chắc chắn sẽ khó và không có gì gọi là hoàn hảo chỉ có 1 điều các bạn cứ cố gắng thật tốt nhất có thể. Các bạn chỉ cần chuẩn bị tâm lý tốt, đã chọn thì cũng phải chấp nhận việc có thành công hay thất bại hay không. Mình tặng cho các bạn 4 chữ Chịu để chuẩn bị cho dù là ngành nào “Chịu học, Chịu hỏi, Chịu sai, Chịu sửa”. Không có gì là không thể các bạn chỉ cần tốt hơn chính các bạn theo thời gian cũng đã là thành công rồi. Thông tin truyền thông trên Internet thì rất nhiều, cần lọc lại thông tin vì tương lai là của mỗi bạn không là ai khác, không so sánh để giống mà chỉ nên tập trung hoàn thiện chính mỗi bản thân, suy nghĩ tích cực hướng đến những điều các bạn phải làm không phụ thuộc vào bất kỳ ai trong con đường sự nghiệp của các bạn.

Bên cạnh đó, để tạo nên sự khác biệt cho bản thân  và  tăng sự cạnh tranh trong ngành các bạn phải có sự đầu tư, chịu khó, không học theo hình thức và chỉ làm theo mà phải rèn luyện khả năng xử lý vấn đề, hơn hết nữa là bạn cần phải nắm vững nền tảng và các skill bổ trợ. Ngoài ra, không nên quá lạm dụng Chat GPT và sao chép code quá nhiều, như thế sẽ khiến bạn dần trở thành bản sao của người khác. Quan trọng nhất các bạn phải có mục tiêu, có định hướng và luôn biết cách giữ lửa đam mê, chịu vượt qua thử thách khó khăn và chịu sửa.

Có một vài người cho rằng “CNTT là một ngành dễ học, dễ tìm việc và kiếm tiền”, Thầy có nhận định như thế nào về câu nói trên?

Mình đã phỏng vấn cũng như trực tiếp định hướng rất nhiều Anh/Chị/Em có cả những chuyên gia và quản lý doanh nghiệp liên quan đến CNTT. 1 số Anh/Chị/Em nghĩ ngành này học dễ và dễ tìm việc làm, với suy nghĩ này mình không nói đúng hay sai vì nếu người học đã xác định được mục tiêu cũng như phương pháp học tập hiệu quả thì CNTT hoàn toàn không khó học và việc làm thì chắc chắn luôn có ,rất nhiều vị trí cần nguồn lực CNTT. Tuy nhiên nếu chủ quan học theo xu hướng ngắn hạn ko có lộ trình phát triển thì rất dễ thất bại trong ngành này. Nhiều Anh/Chị/Em rất giỏi cũng chưa chắc thành công lý do là ko phải về vấn đề chuyên môn mà còn thái độ, tính cách có phù hợp hay khi ko khi tham gia vào dự án hoặc làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp. Ngành CNTT lương cao là hoàn toàn có tùy theo vị trí cũng như cơ hội phát triển rất lớn tuy nhiên không có gì là dễ cả và không có gì gọi là ngẫu nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào quá trình từ khi bắt đầu xác định mục tiêu, nghiên cứu học tập trải nghiệm về ngành CNTT, đồng thời rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết để có thể phát triển (như khả năng trình bày, giao tiếp với team, quản lý thời gian hiệu quả, quản lý được cảm xúc khi có những sự việc không như ý muốn xảy ra nè). 

Hiện tại Vietnamworks đang hợp tác cùng Google và NIC tổ chức trao học bổng về các khóa học, trong đó có nhiều môn đang được nhà tuyển dụng quan tâm hiện nay như Quản lý dự án, Phân tích dữ liệu, Hỗ trợ kỹ thuật CNTT, Thiết kế UX/UI... Nếu các bạn quan tâm có thể ghé trang Empower Growth của VietnamWorks để tìm hiểu thêm, và thậm chí còn có huy hiệu chứng nhận sau khi hoàn thành khóa học được hiển thị trên web tìm việc Vietnamworks để nhà tuyển dụng xem và xác nhận nhanh hơn. 

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo trước các JD nhằm trang bị cho mình những kiến thức về lĩnh vực đó để đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp trên các trang web tìm việc uy tín như VietnamWorks inTECH. Đây là thương hiệu việc làm có đa dạng vị trí từ Software, Hardware/ Networking, QA/QC, các ngành công nghệ mới…; và mở rộng cơ hội không chỉ với người đã có kinh nghiệm mà còn cho cả những sinh viên vừa tốt nghiệp.

Đôi nét về Thầy Lê Thanh Sơn

  • Tốt nghiệp Thạc sĩ Đại Học Công Nghệ Moscow

  • Sở hữu tấm bằng Trainer Microsoft & Chuyên Viên Phát Triển Phần Mềm Microsoft

  • Có hơn 14 năm kinh nghiệm giảng dạy các chuyên ngành CNTT như: PHP, JAVA, .NET, Android, SQL, Oracle, MongoDB, Python.....

  • Hiện đang là Giảng viên kiêm Giám đốc của Aptech - Trung tâm Đào tạo Lập trình viên hàng đầu tại Việt Nam.

VietnamWorks inTECH

TẠO TÀI KHOẢN MỚI: XEM FULL “1 TÁCH CODEFEE” - NHẬN SLOT TƯ VẤN CV TỪ CHUYÊN GIA - CƠ HỘI RINH VỀ VOUCHER 200K