Đánh giá lập trình viên viên qua phỏng vấn kỹ thuật không mang lại kết quả đúng đắn như mong đợi
Mới đây, một nghiên cứu mới từ Đại học Bang Bắc Carolina (NC State) và Microsoft cho thấy rằng các cuộc phỏng vấn kỹ thuật (technical interview) để tuyển nhiều vị trí kỹ sư phần mềm chủ yếu là để kiểm tra xem một ứng viên có lo lắng về hiệu suất làm việc hơn là liệu ứng viên có đủ khả năng viết code hay không. Các cuộc phỏng vấn cũng có thể được sử dụng để loại trừ các nhóm hoặc ưu tiên các ứng viên cụ thể.
Chris Parnin, trợ lý giáo sư khoa học máy tính tại NC State và cũng đồng tác giả của nghiên cứu này, cho biết: Các cuộc phỏng vấn kỹ thuật gây sợ hãi và bị ghét bỏ, và hóa ra những kỹ thuật phỏng vấn này cũng có thể làm tổn hại đến khả năng tìm kiếm và thuê kỹ sư phần mềm giỏi của ngành. Ông nói thêm: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng rất nhiều ứng viên có năng lực tốt đang bị loại vì họ không quen “làm việc trên bảng trắng” trước nhiều khán giả.
Các cuộc phỏng vấn kỹ thuật trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm thường diễn ra dưới hình thức đưa ra cho ứng viên một vấn đề cần giải quyết, sau đó yêu cầu ứng viên viết ra giải pháp bằng code trên bảng trắng - giải thích từng bước của quy trình cho người phỏng vấn.
Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng nhiều nhà phát triển trong cộng đồng kỹ thuật phần mềm cảm thấy quá trình phỏng vấn kỹ thuật có nhiều sai sót. Vì vậy, các nhà nghiên cứu quyết định thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của quá trình phỏng vấn đối với việc truyền cảm hứng đến các kỹ sư phần mềm.
Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn kỹ thuật 48 sinh viên đại học và nghiên cứu sinh ngành khoa học máy tính. Một nửa số người tham gia nghiên cứu đã được phỏng vấn kỹ thuật thông thường, dưới sự giám sát của một người phỏng vấn. Nửa còn lại của những người tham gia được yêu cầu giải quyết vấn đề của họ trên bảng trắng trong phòng riêng. Các cuộc phỏng vấn riêng không yêu cầu những người tham gia nghiên cứu giải thích to các giải pháp của họ và không có bất kỳ áp lực nào từ người phỏng vấn.
Các nhà nghiên cứu đã đo lường hiệu suất phỏng vấn của từng người tham gia nghiên cứu bằng cách đánh giá độ chính xác và hiệu quả của từng giải pháp. Nói cách khác, họ muốn biết liệu code họ viết có hoạt động hay không, và lượng tài nguyên tính toán (computing resource) cần thiết để chạy nó.
Parnin nói: “Những người thực hiện cuộc phỏng vấn kỹ thuật theo kiểu truyền thống chỉ đạt kết quả tốt bằng một nửa so với những người được phỏng vấn riêng tư. Tóm lại, các phát hiện cho thấy rằng các công ty đang vụt mất những lập trình viên thực sự giỏi vì những lập trình viên đó không giỏi “viết trên bảng trắng” và giải thích to rõ việc của họ trong lúc viết code.”
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng hình thức phỏng vấn kỹ thuật hiện tại cũng có thể được sử dụng để loại trừ một số ứng viên nhất định.
Parnin tiếp tục: “Những người phỏng vấn có thể đưa ra những vấn đề dễ dàng hơn cho những ứng viên mà họ thích. Nhưng khuôn mẫu này cũng có thể là rào cản đối với toàn bộ các nhóm ứng viên. Ví dụ, trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả phụ nữ phỏng vấn công khai đều trượt, trong khi tất cả phụ nữ phỏng vấn riêng đều đậu. Nghiên cứu của chúng tôi có giới hạn và cần phải có kích thước mẫu lớn hơn để đưa ra kết luận chắc chắn, nhưng ý tưởng chính của nghiên cứu là: thiết kế của quy trình phỏng vấn có thể loại trừ toàn bộ một nhóm ứng viên nhất định của công việc là đang có vấn đề.”
Hơn nữa, bản chất cụ thể của quy trình phỏng vấn kỹ thuật có nghĩa là nhiều ứng viên cố gắng dành hàng tuần hoặc hàng tháng chỉ để chuẩn bị năng lực cho cuộc phỏng vấn kỹ thuật này, thay vì cho công việc thực tế mà họ đang làm.
Mahnaz Behroozi, tác giả đầu tiên của nghiên cứu và là nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại NC State, cho biết: “Quy trình phỏng vấn kỹ thuật mang lại lợi thế cho những người có mối quan hệ trong ngành”. “Nhưng nó mang lại một lợi thế đặc biệt lớn cho những người có đủ khả năng dành thời gian để chỉ tập trung vào việc chuẩn bị cho quá trình phỏng vấn mà liên quan rất ít đến bản chất công việc.”
“Và các vấn đề mà nghiên cứu này tô điểm là những bổ sung vào một loạt các vấn đề khác liên quan đến quy trình tuyển dụng trong lĩnh vực công nghệ, cái mà chúng tôi đã trình bày tại ICSE-SES [Hội nghị Quốc tế về Kỹ thuật phần mềm, Kỹ thuật phần mềm Trong Xã hội],” Behroozi cho biết thêm. “Nếu lĩnh vực công nghệ có thể giải quyết tất cả những thách thức này một cách có ý nghĩa, chúng ta sẽ đạt được tiến bộ đáng kể trong việc trở nên công bằng và bao trùm hơn. Hơn nữa, lĩnh vực công nghệ sẽ thu hút nhiều và đa dạng hơn các nhân tài, giúp gia tăng hiệu quả công việc."
Tổng hợp việc làm IT - Software trên VietnamWorks
VietnamWorks InTECH
Theo NCSU News
TẠO TÀI KHOẢN MỚI: XEM FULL “1 TÁCH CODEFEE” - NHẬN SLOT TƯ VẤN CV TỪ CHUYÊN GIA - CƠ HỘI RINH VỀ VOUCHER 200K