Để bạn nhanh chóng bắt nhịp với môi trường và công việc mới, dưới đây là một vài gợi ý hiệu quả và bạn có thể sẽ làm tốt.

Đừng nóng vội mà hãy từ từ làm quen với công việc

Việc bạn lo lắng về ngày đi làm đầu tiên tại nơi làm việc mới là hoàn toàn bình thường và một số chuyên gia sẽ khuyên bạn hãy cố gắng suy nghĩ tích cực và khuyến khích bản thân đi làm sớm, về muộn hơn hay làm quen với bất kì nhân viên hiện tại của công ty. Nhưng thật ra, điều quan trọng duy nhất bạn cần làm là chuẩn bị tinh thần cho bản thân và bắt đầu bắt nhịp từ từ với cường độ làm việc của công ty.

Trong khoảng 01 đến 02 tuần làm việc đầu tiên, bạn hãy chia sẻ thật lòng với quản lý trực tiếp hay bộ phận nhân sự về những trải nghiệm, khó khăn hay những mong đợi của bạn trong công việc, vì họ sẵn sàng cho bạn một khoảng thời gian đầu để có thể làm quen với tiến độ từng công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quá ép buộc bản thân để kết thân với đồng nghiệp mà tham gia các hoạt động ngoài giờ làm việc dù bạn đang quá mệt mỏi mà thay vào đó hãy nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng.

Đôi khi, bạn cũng cần mất thời gian để làm quen với các công việc đơn giản và tưởng chừng đã quen thuộc, đừng cảm thấy hoảng sợ hay nản chí mà bạn hãy nhớ rằng hệ thống và quy trình làm việc mỗi công ty một khác nên hãy từ từ làm quen nhưng cũng đừng mất quá nhiều thời gian.

Tìm hiểu cách sử dụng hệ thống làm việc

Mỗi công ty và phòng ban sẽ sử dụng các hệ thống làm việc khác nhau để liên lạc với nội bộ và với đối tác bên ngoài, chính vì vậy, bạn hãy bắt đầu tự mình tìm hiểu cách thức sử dụng thông qua các hướng dẫn có sẵn từ công ty và nếu có khó khăn thì nhớ liên hệ với đồng nghiệp hay quản lý để có thể sử dụng thành thạo. Ngoài ra, với công việc của bản thân, bạn cũng nhớ hay tìm cho mình những cách quản lý thật hiệu quả hay lựa chọn các ứng dụng phù hợp để phục vụ cho công việc của mình hiệu quả nhất.

Dành thời gian tìm hiểu về các cấp và bộ phận của công ty

Bất kể phòng ban hay bộ phận bạn đang làm việc có sự điều chỉnh về cấu trúc hoặc nhân sự hay không, thì cũng hay dành một khoảng thời gian nhất định để có thể hiểu rõ về các vị trí và vai trò của từng bộ phận và chức vụ để có thể nhanh chóng điều chỉnh bản thân thích nghi với môi trường làm việc mới. Đây cũng là khoảng thời gian lý tưởng cho bạn tìm hiểu về các yêu cầu và kỳ vọng dành riêng cho vị trí công việc bạn đang đảm nhiệm, đồng thời, bạn cũng sẽ biết được rằng công việc của bạn có cần phải liên hệ hay làm việc với đồng nghiệp nào trong công ty hay không.

Cách làm này sẽ cực kỳ hiệu quả với các công việc đòi hỏi sự liên lạc giữa nhiều phòng ban bởi vì điều này giúp bạn hiểu rõ về bối cảnh tổng quan của công ty từ đó bạn sẽ thấy được tầm ảnh hưởng của công việc. Qua đó, bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của công việc để có thể cống hiến và làm việc năng suất và hiệu quả hơn.

Hãy luôn chủ động nhờ giúp đỡ

Bạn hãy luôn ghi nhớ rằng, một mình bạn không thể nào có thê hoàn thiện tốt công việc trong vài ngày hay thậm chí là trong một tháng làm việc đầu tiên nên đừng ngần ngại nhờ sự giúp đỡ của mọi người cho công việc của bạn, miễn là điều đó chính đáng. Công việc của quản lý là hỗ trợ bạn, vì vậy khi có khó khăn, hãy chia sẻ kịp lúc để họ có thể giúp đỡ bạn hoàn thành được công việc đúng thời hạn.

Với những công ty có những phúc lợi về đào tạo, thì bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với bộ phận liên quan để có thể tham gia các buổi đào tạo giúp bạn có được những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc của bạn.

Tóm lại

Việc bắt đầu một công việc mới luôn khiến bạn cảm thấy căng thẳng và hoang mang, vì thế, đừng đặt ra những mục tiêu to lớn hay cao cả mà hãy điều chỉnh kỳ vọng của bản thân, tìm phương pháp làm việc hiệu quả và đặt hết tâm huyết cho công việc thì chắc rằng, bạn sẽ nhanh chóng làm tốt công việc mới trong thời gian ngắn.

HR Insider

VietnamWorks inTECH

TẠO TÀI KHOẢN MỚI: XEM FULL “1 TÁCH CODEFEE” - NHẬN SLOT TƯ VẤN CV TỪ CHUYÊN GIA - CƠ HỘI RINH VỀ VOUCHER 200K