Các mẹo giúp tiết kiệm thời gian code và giảm khả năng mắc lỗi. 

Trong danh sách tổng hợp các mẹo này, tác giả liệt kê những bài học và kinh nghiệm thực tiễn đã giúp nâng cấp kỹ năng viết code của mình. Bạn có thể đọc lướt qua thật nhanh, nhưng áp dụng chúng tốt có thể mất cả đời. Dù kinh nghiệm trong việc phát triển các ứng dụng của bạn là 5 năm hay 15 năm, đôi khi, bạn vẫn phải dừng lại và suy nghĩ về những phần thiết yếu của nghề này. 

Hãy cùng bắt đầu điểm qua 40 mẹo giúp thay đổi kỹ năng code của bạn nào.

1. Lấy code và chia nhỏ các đoạn code lớn thành các function nhỏ.

2. Nếu đến thời điểm bạn cần rời khỏi văn phòng mà bạn vẫn chưa giải quyết được vấn đề, thì hãy tắt máy tính đi về và để nó cho ngày hôm sau. Đừng nghĩ về vấn đề này nữa.

3. Nguyên tắc YAGNI: không code hóa nhiều hơn những gì bạn được yêu cầu. Đừng đoán trước tương lai và chỉ cần tạo ra thứ gì đó hoạt động được càng sớm càng tốt. Code chỉ là phần cần thiết để giải quyết vấn đề trước mắt thôi.

4. Bạn không cần phải biết mọi thứ cũng như tất cả các framework hiện có. Điều quan trọng nhất là phải có một cơ sở tốt. Biết ngôn ngữ chuyên sâu trước khi bắt đầu với Framework và tìm hiểu những điều cơ bản như nguyên tắc SOLID hoặc cách viết code sạch.

5. KISS: "Đơn giản thôi, đồ ngốx" hoặc "Hãy đơn giản một cách ngu ngốc" là một nguyên tắc thiết kế nói rằng hầu hết các hệ thống hoạt động tốt nhất nếu chúng được giữ đơn giản hơn là phức tạp. Và mặc dù điều này là hợp lý, nhưng đôi khi rất khó để đạt được.

6. Đừng nghĩ quá nhiều.

7. Nếu bạn gặp sự cố hoặc bug quá lâu, hãy bỏ qua và quay lại sau. Thông thường, các giải pháp tốt nhất cho các vấn đề sẽ tìm đến ta trên đường từ văn phòng đến phòng tắm. Bạn cũng nên đi dạo khi bạn đang tức giận với khách hàng hoặc với đồng nghiệp, đặc biệt là nếu bạn vẫn muốn tiếp tục công việc của mình.

8. Học cách viết các bài kiểm thử hữu ích và học cách làm TDD. TDD là một quá trình phát triển phần mềm dựa trên sự lặp lại của một chu kỳ phát triển rất ngắn: Viết một bài kiểm thử, chạy tất cả các bài kiểm thử và xem bản mới có bị lỗi không, viết một số code, chạy kiểm thử, cấu trúc lại code, lặp lại.

9. Tìm ra giải pháp cho vấn đề trước và sau đó mới bắt tay vào viết code. Đừng bắt đầu viết code mà không biết phải làm gì.

10. Đừng thuộc lòng code, hãy hiểu logic.

11. Nếu bạn sao chép và dán một giải pháp từ StackOverflow, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu nó. Học cách sử dụng StackOverflow hiệu quả.

12. Nếu bạn muốn học điều gì đó, hãy thực hành. Bởi vì chỉ đọc về một cái gì đó thôi là không đủ.

13. Nghiên cứu code của người khác và để người khác nghiên cứu code của bạn theo thời gian. Lập trình cặp (pair programming) và đánh giá code (code review) là một ý kiến ​​hay.
review code

14. Đừng phát minh lại bánh xe.

15. Code của bạn là tài liệu tốt nhất.

16. Biết cách tra google các thứ. Muốn vậy, bạn cần phải có kinh nghiệm và đọc nhiều để biết mình nên tìm kiếm gì.

17. Code của bạn sẽ cần được duy trì bởi chính bạn trong tương lai hoặc bởi người khác, vì vậy hãy để tâm đến người đọc khi viết code, đừng cố gắng trở thành người thông minh nhất mà hãy làm cho nó đọc được như bạn đang đọc một câu chuyện.

18. Cách tốt nhất để giải quyết lỗi với google là sao chép và dán nó.

19. Không bao giờ bỏ cuộc, cuối cùng, bằng cách này hay cách khác, bạn sẽ giải quyết được vấn đề. Có những ngày tồi tệ, nhưng chúng sẽ qua.

20. Nghỉ ngơi, nghỉ ngơi và nghỉ ngơi. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là có một đầu óc thư thái.

21. Học cách sử dụng Software design pattern (Mẫu thiết kế phần mềm). Design pattern là giải pháp cho các vấn đề thường gặp trong thiết kế phần mềm. Mỗi mẫu giống như một bản thiết kế mà bạn có thể tùy chỉnh để giải quyết một vấn đề thiết kế chung trong code của mình. (Điều 14: Đừng phát minh lại bánh xe)

>> Xem thêm: 23 mẫu Design Pattern mà lập trình viên Java không nên bỏ qua

22. Sử dụng các công cụ tích hợp và tự động hóa nhiều nhất có thể.

23. Làm code kata. Code Kata là một bài tập về lập trình giúp các lập trình viên nâng cao kỹ năng của họ thông qua thực hành và lặp lại. Xem Ví dụ ở đây.

24. Chú ý đến giao diện khi lập trình chứ không phải việc triển khai. Dependency Injection là một yêu cầu phải có. Xem nguyên tắc SOLID bên trên.

25. Refactor - Test - Refactor. Refactor (Tái cấu trúc) là một kỹ thuật để tái cấu trúc một code hiện có, thay đổi và cải thiện cấu trúc bên trong của nó mà không thay đổi hành vi bên ngoài của nó.

26. Yêu cầu giúp đỡ khi bạn cần. Đừng để mất thời gian.

27. Tập luyện giúp bạn hoàn thiện.

28. Mặc dù đôi khi các nhận xét có thể giúp ích cho bạn, nhưng hãy biết chắt lọc và đừng quá bận tâm đến chúng nếu không cần thiết. 

29. Biết môi trường phát triển (development environment) bạn dùng và đầu tư vào một môi trường đủ mạnh, chẳng hạn như IntelliJ.

30. Sử dụng lại các component.

31. Khi phát triển một ứng dụng web, hãy nghĩ đến thiết bị di động trước tiên và các hạn chế liên quan về sức mạnh và băng thông.

32. Không tối ưu hóa hoặc cấu trúc lại quá sớm (khi chưa sẵn sàng). Điều quan trọng hơn là tối thiểu phải có một sản phẩm khả thi càng sớm càng tốt.

33. Đừng bao giờ chọn một con đường tắt không hiệu quả để tiết kiệm vài phút. Mỗi khi bạn viết code, hãy cố gắng hết sức!

34. Tuân theo các tiêu chuẩn đã được ghi chép lại.

35. Người dùng không phải dân kỹ thuật. Hãy nghĩ về nó khi bạn phát triển giao diện người dùng của mình.

36. Luôn sử dụng hệ thống kiểm soát nguồn như Github hoặc bitbucket và thực hiện các cam kết git nhỏ và thường xuyên.

37. Thà sử dụng log (nhật ký) hơn là ngồi lần mò gỡ bug. Ghi log cả các phần quan trọng.

38. Hãy nhất quán khi viết code. Cụ thể luôn sử dụng cùng một phong cách, đặc biệt là khi làm việc với nhiều người và nhiều nhóm.

39. Không bao giờ ngừng học hỏi, nhưng ngoài các ngôn ngữ hoặc framework mới, hãy tập trung vào những điều cơ bản của phát triển phần mềm.

40. Và cuối cùng, hãy kiên nhẫn và yêu thích những gì bạn làm.

VietnamWorks InTECH chúc bạn vững bước trên con đường sự nghiệp với những dòng code xinh đẹp, thông minh và hiệu quả. 

VietnamWorks inTECH
Xem bài viết gốc trên Medium