Đã là một Devs giỏi thì ai cũng có tham vọng thăng tiến trở thành cấp quản lý. Thế nhưng, trên con đường phát triển sự nghiệp, không phải chỉ cần vững kiến thức chuyên môn là đủ, một Manager giỏi còn đòi hỏi những bài học kinh nghiệm, kỹ năng bổ trợ khác không kém phần quan trọng.

Trong cuộc đời của mỗi kỹ sư phần mềm, sẽ có lúc cần quyết định về mong muốn theo đuổi sự nghiệp kỹ sư (engineering) hay là chuyển sang quản lý (management) . Cả hai lựa chọn đó đều có ưu và nhược điểm, và tất cả phụ thuộc vào tính cách của bạn ra sao? Mục tiêu công việc là gì? Có thể quản lý work-life balance tốt như thế nào?

Dưới đây là vài lời khuyên quý báu dành cho các Manager ít kinh nghiệm từ một CTO startup nhỏ (dưới 40 người) mà anh ước rằng mình có thể biết sớm hơn.

1. Thăng chức từ thành viên trong team và trở thành quản lý của họ

I-got-promotion GIFs - Get the best GIF on GIPHY

Trước tiên, bạn cần lưu ý một số điểm khi chuyển từ vị trí kỹ sư sang vị trí quản lý trong cùng một nhóm hoặc trong cùng một công ty.

Nếu bạn được promote từ 1 team member trở thành manager, bạn cần đảm bảo rằng các thành viên phải tôn trọng bạn với tư cách là một kỹ sư.

Đây là một điều quan trọng, bởi nếu không, đồng đội của bạn sẽ đặt câu hỏi ngược lại về chuyên môn và cách thức mà bạn quản lý, từ đó dẫn đến những trở ngại về việc xây dựng lòng tin giữa bạn và nhóm. Hãy nhớ rằng, càng có nhiều sự tôn trọng, bạn sẽ càng ít có sự bất đồng về quan điểm trong team khi đề bạt các ý tưởng mới mẻ.

2. Tình bạn với đồng nghiệp của bạn sẽ bị ảnh hưởng khi bạn trở thành sếp của họ

Mexican Standoff GIFs | Tenor

Nếu vẫn muốn tiếp tục “tình đồng chí” với một vài cá nhân, tốt nhất bạn chỉ nên duy trì các cuộc trò chuyện công việc trong phạm vi công ty. Tuy nhiên, điều này có thể phát sinh một vài điểm bất cập. Vấn đề thứ nhất, mối quan hệ của bạn sẽ dễ dàng bị các nhân viên khác bàn tán, đồn thổi, và trong một vài trường hợp, họ sẽ lấy cái cớ thiên vị để hạ bệ sự uy tín của bạn và người đó. Họ sẽ cho rằng nếu cả hai ủng hộ hay tán thành ý kiến của nhau thường xuyên, thì đó là vì tình cảm chi phối chứ không phải vì một sự hợp lý khách quan nào.

Một vấn đề khác chính là trong công việc, sẽ có những lúc cấp dưới không thể nào tránh khỏi những sai lầm. Khi ấy, chỉ cần ta đối xử có phần nhẹ nhàng hơn với cá nhân đó, dù chỉ  một chút thôi cũng đủ khiến những người khác cảm thấy bất công.

3. Những thói quen nên từ bỏ

Dĩ nhiên, khi đã lên đến cấp leader, bạn buộc lòng phải loại bỏ một số thói quen của Dev trước đây để thích nghi tốt hơn với những SOW mới.

  • Mong muốn tự mình làm mọi thứ

Hãy học cách ủy quyền công việc và tin tưởng vào người cấp dưới mà bạn phó thác. Dĩ nhiên, bạn hoàn toàn có thể hoàn thành tasks đó hiệu quả và nhanh chóng hơn nhưng khi đã trở thành Manager, quỹ thời gian của bạn có hạn và nhiều nhiệm vụ khác cũng cần được ưu tiên hơn. 

Trong trường hợp cấp dưới không hoàn thành tasks theo đúng ý bạn, đừng chỉ trích ngay lập tức mà bạn nên ngồi lại với họ và nói rõ những mong đợi của mình về chất lượng đầu ra, deadline thực hiện.

Ngoài ra, việc ôm đồm công việc về lâu về dài sẽ khiến nhân viên trở nên thụ động và luôn trông chờ vào sự support của bạn vào những lần sau.

  • Mong muốn là người biết tất cả

Dù có giỏi đến đâu, một Manager cũng không thể nào rõ hết đáp án cho mọi vấn đề. It's okay nếu trả lời "Tôi không biết" cho một vài trường hợp đặc biệt. Điều quan trọng là người Manager có thể tạo điều kiện kết nối giữa người hỏi với người biết câu trả lời. Hoặc ít nhất là biết cách định hướng người hỏi để tìm ra con đường dẫn đến giải pháp.

  • Mong muốn tự cô lập và làm việc một mình

Tin buồn dành cho những ai lên chức Technical Manager vì từ nay bạn không còn làm việc một mình được nữa. Tạm biệt quy trình nhận tasks --> thực hiện --> nộp review gần như hoàn toàn không có sự tương tác với người ngoài. Giờ đây, là một Manager, bạn sẽ phải nói chuyện với các Devs khác rất nhiều, cũng như cần phải giao tiếp với các Directors thường xuyên. Bên cạnh các meetings triền miên, bạn sẽ nhận về vô số email và cuộc gọi mỗi ngày.

  • Chỉ quan tâm đến phần việc của bản thân

Muốn trở thành một Manager giỏi thì hãy loại bỏ ngay ý nghĩ "Code của tôi hoạt động, vì vậy đó không phải là vấn đề của tôi”. Trách nhiệm của bạn giờ đây tỷ lệ thuận với title công việc, và gắn liền với sự sinh tồn và phát triển công ty. Do đó, bạn không được phép nói rằng bạn đã làm đúng phần việc của mình và mọi thứ khác không quan trọng.

Nếu phòng ban khác đang khiến tốc độ của nhóm/bộ phận của bạn chậm lại, thì lúc này đó là vấn đề của bạn. Nếu có một trình chặn ở đâu đó bên ngoài công ty, chẳng hạn như các nhà cung cấp bên thứ ba - bạn cần phải giải quyết ngay vấn đề này. Dù là ủy thác việc đó cho người khác hoặc tự mình giải quyết vấn đề, thì tuyệt nhiên không nên có tâm lý "Việc này của tôi - việc kia của họ".

4. Những kỹ năng cần cải thiện

Dưới đây là một vài thói quen mà bất cứ cấp leader mới nào cũng nên học và cải thiện

  • Giao tiếp

Tần suất giao tiếp của bạn giờ đây sẽ tăng lên gấp mười lần. Bạn sẽ phải tham gia vào những buổi phỏng vấn ứng viên. Bạn sẽ phải nói chuyện với cấp dưới để giúp họ làm việc hiệu quả hơn, thảo luận về các vấn đề của họ,... Hãy nhớ rằng: “Nghệ thuật giao tiếp chính là ngôn ngữ lãnh đạo”

  • Kiểm soát căng thẳng

Spongebob Meme Meditation GIF - Spongebob Meme Meditation Mental Health -  Discover & Share GIFs

Nếu như trước đây việc không tìm ra cách fix bug hoặc không thể hoàn thành đủ các tasks trong một sprint đã khiến bạn stress thì xin chúc mừng vì giờ đây bạn chính là lá chắn cho cả đội Devs. Mọi điều tích cực hay tiêu cực xảy đến với team sẽ thuộc về trách nhiệm của bạn.

Rồi đây sẽ xuất hiện bên thứ 3, thứ 4 gây áp lực cho bạn và mong muốn họ phải được ưu tiên, phải được xem là quan trọng nhất. 

Không sớm thì muộn, bạn sẽ cần phải  học cách đối phó với căng thẳng. Một vài phương pháp hiệu quả có thể kể đến như: tập thiền, thể thao hoặc những hoạt động ngoài trời, tránh xa máy tính vào cuối tuần.

  • Ra quyết định

Mọi quyết định bạn đưa ra từ bây giờ có thể sẽ liên quan đến toàn bộ đội nhóm của bạn và công ty nói chung. Bạn sẽ cần phải suy nghĩ về những hệ quả buộc phải đánh đổi trong tương lại. Các quyết định thường chứa một số những rủi ro nhất định. Ví dụ: tái cấu trúc một số phần code là sự đánh đổi giữa tính ổn định hiện tại và khả năng bảo trì trong tương lai. Viết lại một số Monolith thành một loạt Microservice thường là sự đánh đổi giữa khả năng mở rộng, chi phí phát triển, độ phức tạp, hiệu suất và bảo trì.

  • Khả năng học hỏi và thích nghi cái mới

Thị trường ngành CNTT lúc nào cũng được update liên tục, và lúc nào cũng có những phương pháp lập trình mới. Điều cần thiết là phải giữ cái đầu cởi mở và tiếp thu càng nhiều thông tin càng tốt để luôn dẫn đầu.

Trở thành người quản lý không có nghĩa là bạn phải ngừng xem video trên Coursera hoặc tham gia các khóa học của Udemy. Với tư cách là người ra quyết định, điều quan trọng là phải có kiến ​​thức rộng về nhiều thứ. Cách duy nhất để đạt được điều đó là không bao giờ ngừng học hỏi.

  • Nhận lỗi sai

Chẳng một ai thích cảm giác bản thân bị mắc lỗi cả, nhưng hãy tập làm quen với điều đó, đặc biệt là khi bạn làm việc chung với những người thông minh. Đừng ngại việc bị góp ý những lỗi cần cải thiện, bởi lẽ đây đồng nghĩa với việc ý tưởng đề xuất của bạn chưa phải là giải pháp tốt nhất cho công ty. Nên nhớ, chỉ trong các cuộc tranh luận, giải pháp tối ưu nhất mới được tìm thấy, giữ ác cảm với người mà bạn tranh luận sẽ khiến họ giảm mong muốn thảo luận với bạn trong tương lai.

5. Những quyền lợi độc quyền của Manager

  • Cơ hội tiếp xúc với nhiều người giỏi

Khi bạn ở một vị trí buộc phải giao tiếp liên tục, bạn sẽ gặp nhiều người giỏi từ các lĩnh vực, phòng ban khác nhau. Vô hình trung, điều này sẽ mở rộng mạng lưới mối quan hệ của bạn trong và ngoài ngành.

  • Trở thành người có tiếng nói trong công ty

Giờ đây, khi đã gia nhập hội “đầu tàu” của công ty, bạn hoàn toàn có quyền đưa ra ý kiến, hoặc bỏ phiếu bầu cho các quyết định mang tính chiến lược. Trở thành một người thúc đẩy tầm nhìn kỹ thuật công nghệ cho cả công ty là một cảm giác rất thỏa mãn và quy mô doanh nghiệp càng nhỏ - bạn càng có sức ảnh hưởng đáng kể. Nhưng hãy nhớ rằng, quyền lực cao đi đôi với trách nhiệm lớn.

  • Kinh nghiệm, kinh nghiệm và kinh nghiệm

Thăng chức là một cơ hội tuyệt vời để bắt đầu học hỏi những điều mới mẻ mà trước đây bạn chưa bao giờ nghĩ đến. Là một Software Devs, đôi khi công việc của bạn thường chỉ xoay quanh hoạt động fix bugs hoặc build một phần feature mà hiếm có dịp mở mang tầm nhìn của mình (dĩ nhiên nếu bạn có chạy side projects sử dụng công nghệ mới nào đó vào dịp cuối tuần thì hoàn toàn khác). Nhưng không thể phủ nhận, việc chuyển từ Devs sang Managers đã mở ra một chân trời cho chúng ta thỏa sức học hỏi và chứng tỏ bản thân.

VietnamWorks inTECH

TẠO TÀI KHOẢN MỚI: XEM FULL “1 TÁCH CODEFEE” - NHẬN SLOT TƯ VẤN CV TỪ CHUYÊN GIA - CƠ HỘI RINH VỀ VOUCHER 200K