Hầu hết mọi người đều đã nghe nói về sự chuyển đổi số. Nó đã được nhắc đến trong hơn 30 năm qua, khi các công ty bắt đầu tin học hóa (computerizing), gần đây nó đã trở thành một thuật ngữ thông dụng, nhưng hiện tại, nó còn liên quan đến những gì nó thể hiện trong những năm 1990 và 2000.

Ngày nay thế giới đang thay đổi nhanh hơn chúng ta tưởng. Với sự phát triển của IoT (internet of thing), học máy (ML), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (cloud) và blockchain, thực tế tăng cường (AR) và các công nghệ về thực tế ảo (VR) đã trở thành một thành phần cốt lõi của tất cả các loại hình doanh nghiệp, tạo nhu cầu đổi mới và trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường.

 

Chuyển đổi số là gì?

Nói một cách đơn giản, chuyển đổi số là quá trình thực hiện và sử dụng công nghệ kỹ thuật số mới mẻ và thay đổi nhanh để giải quyết vấn đề, sau cùng là cải thiện hoạt động kinh doanh. Nó liên quan đến việc sử dụng điện toán đám mây để giảm tải phần cứng, sử dụng tự động hóa để định hình lại nơi làm việc và tích hợp công nghệ vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh.

Mặc dù cập trung chủ yếu vào khía cạnh kỹ thuật, chuyển đổi số không bỏ qua văn hóa công ty và con người, nên cần phải thích nghi và sẵn sàng thử nghiệm để kết hợp thành công công nghệ mới.

Chuyển đổi số, về cơ bản là thách thức cách các doanh nghiệp cung cấp giá trị cho khách hàng. Mặc dù nó sử dụng quyền truy cập để vào vô số dữ liệu, dịch vụ và công nghệ mới, nhưng cần nhớ một điều quan trọng rằng: con người mới là trung tâm. Cách tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm giúp tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh và điều chỉnh chúng dần về sau.

Chuyển đổi số khi được thực hiện chính xác sẽ cho phép các công ty khởi chạy, phân tích và điều chỉnh các sáng kiến ​​kỹ thuật số, điều này sẽ làm họ thích ứng với điều kiện thị trường hay thay đổi và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Những gã khổng lồ trong kinh doanh như General Electric, The North Face, Bosch và AIG đã cho thấy rằng chuyển đổi số sẽ mang lại sự phát triển cho công ty, tăng doanh thu và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

 

Tầm quan trọng của chuyển đổi số

Sự tích hợp của công nghệ kỹ thuật số vào kinh doanh được gọi là chuyển đổi số. Công nghệ kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng các động lực kinh doanh, điều này đòi hỏi các công ty và tổ chức phải liên tục phát triển theo nhu cầu thay đổi của công nghệ.

Chuyển đổi số đang trở nên thiết yếu và quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bất kể quy mô và tính chất của họ. Hiện nay, không ai có thể phủ nhận ý nghĩa và sự hiển nhiên của công nghệ kỹ thuật số.

Thay đổi trải nghiệm của khách hàng

Với sự phát triển của các ứng dụng công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội tối tân nhất, khách hàng sẽ tìm tới các giải pháp dễ dàng, nhanh chóng và có giá trị cho các vấn đề của họ.

Trải nghiệm khách hàng là mục đích thực sự của số hóa (digitalization). Vì vậy, trọng tâm của chuyển đổi số là cải thiện trải nghiệm của khách hàng bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến.

Theo McKinsey, các yếu tố thực sự giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng trong bối cảnh chuyển đổi số là:

  • Thiết kế và số hóa hành trình của khách hàng
  • Tăng cường tốc độ và sự nhanh nhẹn trong việc thấu hiểu khách hàng
  • Đạt được sự chấp nhận của khách hàng đối với các hành trình kỹ thuật số
  • Thiết lập tốc độ trong việc truyền tải sự biến đổi của hành trình.

Cải thiện những sự thấu hiểu dựa trên dữ liệu

Chuyển đổi số cải thiện khả năng của các doanh nghiệp nhằm theo dõi và làm sáng tỏ thông tin được thu thập trong các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số và những hoạt động thường ngày. Hơn nữa, thông tin này cho phép các tổ chức tối ưu hóa các chiến lược kinh doanh của họ để có những kết quả tốt hơn.

Chi phí và doanh thu là hai điều phản ánh mức độ bền vững của các doanh nghiệp. Việc tích hợp những thấu hiểu dựa trên dữ liệu vào văn hóa công ty có thể tạo ra những thay đổi lớn đối với chi phí và doanh thu.

Cải thiện thông tin liên lạc

Chuyển đổi số có ảnh hưởng đến sự thống nhất trong toàn bộ nhân viên. Vậy nên, để tối đa hóa xác suất chuyển đổi thành công này cần có truyền thông mạnh mẽ.

Với sự khuyến khích, nhân viên có thể phá vỡ khoảng cách tuổi tác và phân chia xã hội để tham gia trò chuyện và học hỏi cùng nhau. Sự lãnh đạo vững chắc vào thời điểm này sẽ cải thiện trí thông minh kỹ thuật số (digital intelligence) của lực lượng lao động.

Kỹ năng và kiến ​​thức mới

Khi công nghệ mới chiếm lĩnh, nhu cầu về các kỹ năng chuyên ngành cũng sẽ phát triển và nâng cao. Công nghệ mới trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ đòi hỏi sự hiểu biết và áp dụng một số kỹ năng mới như:

  • Thực tế tăng cường (AR) 
  • Học máy
  • Điện toán đám mây
  • Trí tuệ nhân tạo
  • Hack tăng trưởng (Growth Hacking)
  • Thăm dò dữ liệu (Data Exploration)

Có thể nói rằng, chúng ta không thể bỏ qua tầm quan trọng của chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần phải áp dụng công nghệ để giữ cho mình tính cạnh tranh nhất định nếu không muốn bị xóa sổ. Phạm vi chuyển đổi số rộng lớn đến mức nó bao trùm tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế và xã hội của chúng ta, vì vậy các doanh nghiệp cần phát triển các chiến lược rõ ràng, phản ánh nhu cầu thay đổi của công nghệ số.

 

Điều gì thúc đẩy chuyển đổi số?

Khi nghĩ về sự chuyển đổi số, chúng ta có xu hướng tập trung vào khía cạnh công nghệ của nó. Nếu không vì sự tiến hóa của công nghệ, sẽ không có sự chuyển đổi số nào xảy ra.

Với sự trỗi dậy của AI và ML, chỉ còn là vấn đề thời gian cho đến khi chúng ta chứng kiến nhiều công ty chuyên về thấu hiểu dẫn đầu thị trường. Toàn bộ khái niệm về IaaS (Insights-As-A-Service) đang trở thành vấn đề lớn tiếp theo trong phân tích dữ liệu và dần xác định lợi thế đáng kể cho các công ty triển khai nó.

Một số công ty sớm áp dụng thực tế số (Digital Reality) (được dẫn dắt bởi VR và AR) đã trở nên khác biệt so với các đối thủ trong ngành. Các công nghệ đám mây và blockchain bên cạnh đó, trở thành nền tảng cho một số công ty khởi nghiệp đang nhắm đến việc mang lại tầm nhìn mới cho thị trường.

Tuy nhiên, chiến lược mới là nguyên tố chính để thúc đẩy sự thay đổi.

AI và những công nghệ tiên tiến, hấp dẫn khác không thể được triển khai trong một công ty không có kế hoạch chi tiết, chính xác như lập kế hoạch, triển khai và quản lý. Không có kế hoạch rõ ràng, các công ty phải đối mặt với sự hỗn loạn trong việc quản trị quy trình, điều này không chỉ phức tạp hóa sự cải tiến mà còn dẫn đến sụt giảm doanh thu, gia tăng chi phí của công ty họ.

Chúng ta không thể bỏ qua sức mạnh của công nghệ khi biến đổi các ngành công nghiệp và cuộc sống của con người, nhưng về mặt chuyển đổi số, nó trở thành một công cụ hỗ trợ hơn là công cụ hàng đầu. Chuyển đổi số không đi từ chi tiết đến tổng quát, nó được quyết định bởi các mục tiêu kinh doanh, với ý nghĩa là trở thành công cụ dùng để kích thích tăng trưởng nhằm đạt được các mục tiêu đó.

Công nghệ và chiến lược là hai yếu tố không thể tách rời trong việc thúc đẩy chuyển đổi số. Để  đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng ngày càng tăng, cải thiện trải nghiệm người dùng, duy trì tính cạnh tranh trên thị trường và thích ứng với thay đổi môi trường làm việc, các công ty cần cân bằng hai yếu tố này.

 

Khung (framework) chuyển đổi số 

Giống như bất kỳ quá trình thay đổi nào, chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp phải vạch ra một kế hoạch hành động rõ ràng có thể giải thích các quy trình và giúp mọi bộ phận của doanh nghiệp tích hợp liền mạch công nghệ mới, hoặc thích ứng với mọi thay đổi cần thiết. Việc không có khung chuyển đổi số sẽ dẫn đến sự lúng túng trong các hoạt động kinh doanh, từ đó doanh thu sẽ sụt giảm. 

Có một khung để giải thích quá trình chuyển đổi số trong công ty là một điều tất yếu chứ không còn là một lựa chọn. Một bài đánh giá của MIT Sloan Management đã giải thích chính xác cách nó giúp các công ty theo kịp những thay đổi nhanh chóng trong môi trường số (digital environment).

Quá trình số hóa đang diễn ra nhanh hơn những gì hầu hết các ngành công nghiệp có thể bắt kịp, điều này khiến ban lãnh đạo của công ty phải tìm kiếm những cách tối ưu để áp dụng các công nghệ mới. Bạn không chỉ nhanh mà còn phải tìm được giải pháp tối thượng cho công ty của bạn nhằm khiến nó tăng trưởng và đơn giản hóa quá trình thay đổi.

Quy trình chuyển đổi số là độc nhất ứng với mỗi doanh nghiệp trên thị trường và không có giải pháp nào phù hợp cho tất cả doanh nghiệp, để bắt đầu sử dụng công nghệ tối tân. Nhưng nên nhớ, không có những cách tiếp cận mang tính chiến lược, thì các công ty sẽ không thể bắt kịp những sự thay đổi nhanh chóng, và thất bại trong việc tìm hướng giải quyết.

Mục tiêu đơn giản của khung chuyển đổi số là loại bỏ sự hỗn loạn liên quan đến việc giới thiệu các công nghệ xa lạ vào hoạt động kinh doanh thường ngày. Nó bao gồm mọi thứ, từ việc sử dụng máy tính xách tay cũ và dữ liệu lỗi thời (legacy data) cho đến việc triển khai công nghệ điện toán đám mây vào thậm chí các bộ phận không hề biết sự tồn tại của nó. Công ty càng lớn thì quá trình này càng trở nên phức tạp. Với những công ty nhỏ và các công ty khởi nghiệp, nếu họ tiếp cận vấn đề này một cách ngẫu hứng, họ sẽ thất bại trước những gã khổng lồ kinh doanh dày dạn kinh nghiệm.

Một khung chuyển đổi số hiệu quả sẽ giải thích rõ ràng về các quy trình, những thay đổi sẽ được thực hiện. Không chỉ có thêm KPI lường hiệu suất của các hoạt động mới, các mục tiêu kinh doanh mà nó nhắm tới, mà còn giải quyết vai trò của các nhân viên trong các quy trình chuyển đổi, văn hóa công ty, và cách nó bị ảnh hưởng bởi những tân phẩm.

Để đảm bảo các nỗ lực chuyển đổi diễn ra thành công, khung chuyển đổi số cần tuân theo 05 nguyên tắc cốt lõi sau:

  1. Bắt đầu với tầm nhìn. Tìm hiểu về những chân trời mà công nghệ mới có thể mở ra cho doanh nghiệp của bạn sẽ giúp bạn đo lường tiến độ, điều chỉnh để tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tận dụng tối đa công nghệ thế hệ mới. Nếu không có tầm nhìn lớn hơn, công ty sẽ thiếu định hướng phát triển.
  2. Gắn kết khách hàng bằng kỹ thuật số. Các ngành công nghiệp thay đổi và thích ứng với nhu cầu của khách hàng, nên chuyển đổi số sẽ tạo ra những cách mới để kết nối và thu hút khách hàng nhằm hướng tới hội kinh doanh mới, đáp ứng mong đợi của khách hàng thông qua việc cải thiện trải nghiệm với họ qua mạng xã hội, điện toán đám mây, dữ liệu và điện thoại di động.
  3. Quản lý bảo mật số. Sự tăng trưởng của không gian số không chỉ là mang lại thay đổi tích cực cho các doanh nghiệp, mà còn làm tăng tội phạm mạng. Để đảm bảo các an minh mạng, nền tảng số chọn các giải pháp linh hoạt và an toàn để giúp các doanh nghiệp phát triển, đồng thời giảm rủi ro bảo mật thông qua mã hóa và các phương thức bảo mật khác.
  4. Hướng tới sự thấu hiểu bằng dữ liệu. Để đưa ra các quyết định sáng suốt, trực quan hóa dữ liệu trở thành ưu tiên cho các doanh nghiệp nhằm mục đích tăng trưởng cạnh tranh. Việc đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thông tin, truyền đạt chúng tốt hơn, tìm ra những insight có ý nghĩa và có căn cứ.
  5. Chọn sự linh hoạt kỹ thuật số. Cách tiếp cận linh hoạt giúp tạo lợi thế cạnh tranh trong môi trường thay đổi nhanh, nơi mà những mô hình kinh doanh truyền thống thất bại do cách tiếp cận cứng nhắc và khung thời gian mở rộng. Sự linh hoạt kỹ thuật số hỗ trợ sự đổi mới bằng cách cung cấp cho các công ty năng lực thích ứng các thay đổi thời gian thực và linh hoạt hơn khi đối mặt với các thay đổi khác.

Bạn có thể tìm thấy các khung khác nhau phục vụ cùng một mục tiêu - cung cấp cho tổ chức một kế hoạch chiến lược rõ ràng cho việc chuyển đổi số và lý giải về cách đưa nó vào hoạt động, giảm thiểu sự lộn xộn mà nó có thể tạo ra. Chọn đúng khung phù hợp với nhu cầu kinh doanh cụ thể của bạn sẽ là nền tảng của việc thực hiện thành công.

Học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức khác sẽ giúp xác định các điểm chính để điều hành doanh nghiệp của riêng bạn, nhưng điều quan trọng là khung chuyển đổi số sẽ giải quyết nhu cầu của công ty bạn trước tiên, thay vì sao chép cách giải quyết của một doanh nghiệp khác. Như đã được đề cập, mọi doanh nghiệp đều nên tiếp cận chuyển đối số theo một hướng chỉ dành cho riêng họ.

 

Kỹ thuật phần mềm đóng vai trò gì trong chuyển đổi số

Khi nói về chuyển đổi số, chúng ta không thể không nói đến ngành kỹ thuật phần mềm (software engineering) vì nó là nền tảng của tất cả các công nghệ của loài người. Nhiệm vụ của nó là mang lại những ý tưởng cách tân về công nghệ cho cuộc sống, nó không chỉ có ích, có thể thúc đẩy sự phát triển, mà đồng thời còn đáp ứng được các chuẩn mực đạo đức và duy trì tác động tích cực.

Khi công nghệ phần mềm đóng một vai trò to lớn trong thế giới chuyển đổi số hiện nay, thì số hóa cũng đưa ra những thách thức (mang tính kỹ thuật và tổ chức) đe dọa sự thành công của các dự án.

 

Thử thách

Thời gian tung ra thị trường (time-to-market)

Thế giới đang cạnh tranh khốc liệt trong thế kỷ 21 này. Các công ty sẽ làm bất cứ điều gì để dẫn trước đối thủ cạnh tranh. Điều này cho phép khách hàng mong đợi những cải tiến mới sẽ có sẵn càng sớm càng tốt. Điều tương tự cũng xảy ra với các tính năng mới ở các sản phẩm hiện có. Thời gian tung ra thị trường nhanh chóng thế này sẽ là một thách thức khiến họ luôn ở trong tình trạng sẵn sàng.

Sự uyển chuyển

Giả sử rằng có một công ty luôn tuân thủ nhất quán với áp lực thời gian tung ra thị trường khắc nghiệt, họ vẫn phải lập kế hoạch để thay đổi nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh luôn tạo ra cơ hội, do đó, các công ty phải sản xuất các mô hình sản phẩm mang tính linh hoạt và nhanh nhẹn để có thể tiếp tục chức năng mới hoặc họ có thể tụt hậu so với đối thủ.

Công nghệ mới

Trong một thời đại mà các thiết bị và công nghệ mới được ra mắt thường xuyên, các nhà phát triển phần mềm và công ty phải chuẩn bị cho các khái niệm tương đối mới để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường.

Sự hỗn tạp của công nghệ

Với việc cung cấp nhanh chóng các công nghệ mới đến các thiết bị hỗn tạp. Các công ty phải chuẩn hóa các giao diện giữa các công nghệ hoàn toàn khác nhau.

Định hướng khách hàng

Kể từ khi điện thoại thông minh ra đời, phát triển phần mềm đã chuyển phần lớn trọng tâm của nó từ chức năng sang trải nghiệm khách hàng. Điều này buộc các công ty phải luôn nhớ đến giao diện người dùng (user-interface) khi phát triển các ứng dụng dành cho họ.

Đây là những thách thức chính ngăn chặn việc chuyển đổi số diễn ra hoàn toàn. May mắn thay, công nghệ phần mềm được sinh ra để đối mặt với những thách thức này.

 

Giải pháp cho những thách thức chuyển đổi số

Microservices

Tóm lại, microservice là một nhóm các dịch vụ tự trị nhỏ hoạt động cùng nhau. Microservice khắc phục ba trong số những thách thức nói trên ngay lập tức. Nó giảm thời gian tung ra thị trường vì mỗi dịch vụ nhỏ được thiết kế tự động bởi các nhóm phát triển riêng biệt. Do đó, các chức năng mới có thể được phát hành mà không có giới hạn trung tâm.

Hỗ trợ sự không đồng nhất về công nghệ với việc sử dụng giao diện dịch vụ (service interface), nên các công nghệ khác nhau có thể được sử dụng trong mỗi microservice. Nó trở nên linh hoạt hơn bởi vì mỗi microservice có thể đảm nhận chức năng mới của riêng nó.

Thiết kế API

Giao diện lập trình ứng dụng (API) là những gì kết nối với microservice. API là một vấn đề lớn trong phát triển phần mềm. Các phương tiện mạng xã hội lớn như Google không thể hoạt động mà không có API. API cung cấp chức năng kinh doanh, mang lại sự linh hoạt cho việc tạo nội dung và cho phép các nhà phát triển chuyển đổi các trường hợp sử dụng mới cho các dịch vụ.

Tự động hóa

Khả năng một công ty về việc giảm mạnh thời gian và nỗ lực dành riêng cho các nhiệm vụ định kỳ là điều quyết định thành công của công ty đó. Các công ty như Amazon thành công vì họ tiếp tục triển khai các ứng dụng mới giúp giảm thời gian tung ra thị trường.

Thiết kế

Một sản phẩm kỹ thuật số (dịch vụ) hầu như lúc nào cũng nổi bật hơn so với đối thủ do thiết kế của nó. Nhờ thiết kế, sản phẩm có thể gây được ấn tượng ban đầu các khách hàng tiềm năng. Và điều này có thể vượt ra ngoài giao diện người dùng. Một thiết kế tốt sẽ luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Hỗ trợ không đồng nhất

Sẽ không cần nhiều nhà phát triển phần mềm nếu tất cả các công nghệ mới đều có cùng thiết kế và chức năng. Trên thực tế, bối cảnh công nghệ hỗn tạp này tạo điều kiện cho các công ty có thể thích ứng dịch vụ của họ với các công nghệ mới. Để trải qua toàn bộ quá trình chuyển đổi số, nhóm kỹ thuật phần mềm của bất cứ công ty nào đều phải làm việc, học hỏi các công nghệ mới, hiện đại và mang tính thay đổi nhanh chóng.

 

VietnamWorks inTECH

TẠO TÀI KHOẢN MỚI: XEM FULL “1 TÁCH CODEFEE” - NHẬN SLOT TƯ VẤN CV TỪ CHUYÊN GIA - CƠ HỘI RINH VỀ VOUCHER 200K