Ngồi liên tục 8 tiếng trong văn phòng là nguyên nhân khiến chúng ta dễ bị bệnh xương khớp. Chỉ có bạn mới có thể cải thiện tình trạng đau lưng của mình sau những giờ làm việc mệt mỏi. Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm hiểu những loại thực phẩm giúp ngăn chặn bệnh xương khớp trước khi nó có thể trở thành mãn tính nếu không được điều trị kịp thời.

Những bệnh xương khớp thường gặp

Thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Hiện tượng thoái hóa thường xảy ra ở đốt sống cổ và đốt sống lưng. Thoái hóa cột sống là căn bệnh phổ biến và ngày càng có nhiều người mắc phải đặc biệt là dân văn phòng. Hệ lụy của bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày của người bệnh làm xáo trộn cuộc sống của họ.

Đối với dân IT, hầu hết những giấc ngủ trưa vào buổi chiều đều vội vã, đôi khi ngủ gật ngay tại bàn làm việc hoặc ngủ quay đầu ra sau ghế  là những tư thế tác động đến xương khớp. Ngủ nhiều lần và lặp lại lâu sẽ gây áp lực lên sụn khớp và làm thay đổi cấu trúc sụn, dễ dẫn đến các bệnh thoái hóa cột sống, đặc biệt là đốt sống cổ luôn dai dẳng, về lâu dài còn là nguyên nhân làm tăng áp lực cột sống.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách hoặc đứt, tạo nên những lỗ hổng khiến nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra, chui vào ống sống chèn ép dây thần kinh. Bệnh thoát vị đĩa đệm khá phổ biến ở người cao tuổi và đối tượng phải lao động nặng, tuy nhiên bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là dân văn phòng.

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở dân IT là do thói quen ngồi nhiều, thiếu vận động. Con người cần phải đi lại, vận động, chạy nhảy, việc chỉ ngồi một chỗ, nhìn vào màn hình máy tính trong thời gian dài, khiến cột sống trở nên yếu dần, dễ tổn thương, áp lực bị dồn ép nhiều lên các đốt xương.

Cong vẹo cột sống

Cũng như các cơ quan khác, cột sống cũng bị yếu đi theo thời gian. Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị uốn cong về bên trái hoặc bên phải  hoặc bị cong quá mức về phía trước hay phía sau, do đó không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường.

Ngày nay, nhiều người mắc bệnh thoái hóa cột sống ngày càng nhiều là vì: Chúng ta không chú ý ngồi đúng tư thế và để cho điều đó diễn ra trong thời gian dài suốt một ngày, kéo dài trong nhiều ngày… Những người tham công tiếc việc, lao động quá sức khiến cho cột sống không có thời gian được nghỉ ngơi hợp lý

Loãng xương

Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ xương kèm suy giảm cấu trúc xương. Xương yếu dẫn đến gãy xương với chấn thương nhỏ hoặc không rõ chấn thương, ở cột sống lưng, thắt lưng, cổ tay và khớp háng (gọi là gãy xương do loãng xương).

Ít vận động là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ bị loãng xương sớm hơn độ tuổi thường gặp. Biểu hiện của bệnh là xương giòn, dễ gãy, nguy cơ cao bị tàn phế do quá trình hấp thụ, trao đổi chất trong cơ thể bị trục trặc, gây mất cân bằng giữa quá trình tạo xương, hủy xương.

Những loại thực phẩm giúp ngăn chặn bệnh xương khớp

  • Hạt chia

Các thành phần dinh dưỡng giúp xương chắc khỏe như magie, kẽm, calci, phosphor có trong hạt chia cũng hỗ trợ hệ xương khớp, ngăn ngừa tình trạng loãng xương do hàm lượng hormone estrogen ít đi, khiến việc điều tiết canxi trong máu hạn chế dẫn tới tình trạng loãng xương.

  • Rau xanh

Các loại rau lá xanh như bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, cải ngọt có chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, C và K. Chúng cũng chứa một hợp chất tự nhiên được gọi là sulforaphane. Nghiên cứu trên chuột cho thấy sulforaphane ngăn chặn quá trình viêm và có thể làm chậm tổn thương sụn trong viêm xương khớp.

  • Trái cây

Các loại trái cây mọng , có múi như cam, bưởi, quýt… chứa hàm lượng vitamin C cao, ngăn ngừa mất xương.

Quả dâu chứa nhiều vitamin K, canxi, kẽm giúp tăng sinh tế bào xương, chống tình trạng loãng xương và các rối loạn xương.

Chuối cũng chứa nhiều kali, magie hỗ trợ chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động giúp kích hoạt quá trình hấp thu canxi tại xương. chống oxy hóa.

Kiwi chứa hàm lượng kali cao, vitamin K giúp cải thiện sức khỏe của xương, giúp xương chắc khỏe.

  • Củ dền

Betalains không chỉ là chất tạo nên màu đỏ thẫm của củ dền mà nó còn là chất chống oxy hóa, giúp giảm triệu chứng viêm, đau xương khớp.

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp duy trì hệ cơ xương khớp khỏe mạnh. Vì vậy, dù công việc bận rộn, bạn cũng không nên dùng đồ chế biến sẵn thường xuyên, hãy chú trọng xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp. 

  • Thực phẩm giàu Omega 3

Axit béo Omega 3 mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, hạn chế sản xuất các cytokine, enzyme gây phá vỡ sụn giúp kháng viêm, giảm sưng khớp. Hàm lượng omega 3 có nhiều trong các loại cá nhiều mỡ như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, hàu, trứng cá, hạt chia, đậu nành, quả hạch (Óc chó, hạnh nhân, mắc ca,…). Bộ Y tế khuyến cáo, người trưởng thành mỗi ngày nên cung cấp tối thiểu từ 250-500mg hàm lượng omega 3 tốt cho cơ thể.

  • Cá nhiều mỡ

Các loại cá nhiều mỡ cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho xương. Chúng chứa vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, hàm lượng axit béo omega – 3 cao giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ cho sự phát triển của xương. Các chuyên gia cho biết, cứ trong 85g cá hồi có khoảng 197 mg canxi; cá ngừ, cá trích cũng chứa hàm lượng canxi dồi dào.

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa

Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa được khuyến khích vì giảm khả năng gãy xương do loãng xương. Sữa chứa 18 trong số 22 chất dinh dưỡng thiết yếu, gồm canxi, phốt pho và vitamin D, được tăng cường nhờ enzyme chuyển hóa đường sữa thành D-glucose và D-galactose. , tốt cho xương khớp.

  • Beta Caroten

Là tiền chất của vitamin A, phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, chống oxy hóa mạnh, giảm nguy cơ nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do nên hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa… Beta Caroten chứa nhiều trong các loại rau củ quả màu cam vàng như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, ớt chuông, đu đủ, xoài, đào …

Những loại thực phẩm mà bạn nên kiêng

  • Rượu, bia

Đồ uống có cồn như rượu, bia sẽ khiến bạn tích tụ các chất độc trong gan, gia tăng tình trạng mất nước, thiếu ngủ, chính là những yếu tố gia tăng tốc độ lão hóa.

  • Thực phẩm nhiều muối

Tiêu thụ thực phẩm nhiều muối sẽ gia tăng lượng natri cao, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa tế bào, hoàn toàn không tốt cho người thoái hóa khớp. Muối cũng gây hại cho thận phải ở trong tình trạng lọc liên tục. Ăn muối có thể gây mất canxi từ xương trong khi canxi là yếu tố quan trọng cho xương khỏe mạnh, nếu xương bị mất canxi sẽ trở nên yếu, dễ gãy hơn, gia tăng nguy cơ loãng xương.

  • Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ

Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ bị stress oxy hóa, tăng mức độ viêm. Người bị thoái hóa khớp nên kiêng ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, các thức ăn nhanh… nếu không muốn làm bạn với cơn đau triền miên. 

  • Đồ ăn đóng hộp

Đồ ăn đóng hộp như cá hộp, thịt hộp, xúc xích xông khói… đều có chất sulfit, các chất bảo quản khác, có thể gây viêm và làm tăng quá trình lão hóa. Hơn nữa đồ ăn đóng hộp thường nhiều gia vị như muối, đường hoàn tốt không hề tốt cho sức khỏe.

Nguồn: Tổng hợp

VietnamWorks inTECH

TẠO TÀI KHOẢN MỚI: XEM FULL “1 TÁCH CODEFEE” - NHẬN SLOT TƯ VẤN CV TỪ CHUYÊN GIA - CƠ HỘI RINH VỀ VOUCHER 200K